Suy giãn tĩnh mạch chi dưới: bệnh lý ngày càng phổ biến – không nên lơ là

Đầu tháng 2 vừa qua, chị H.T.N.K (34 tuổi, ngụ Hòa Thành, Tây Ninh) đến BVĐK Hồng Hưng thăm khám với các triệu chứng: đau nặng cả hai chân, sưng phù khiến chị gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

Bệnh nhân được thăm khám kỹ càng và đánh giá bằng siêu âm doppler mạch máu chi dưới, bác sĩ nhận định đây là trường hợp suy tĩnh mạch cần thực hiện phẫu thuật. Bệnh nhân được tư vấn phẫu thuật cắt bỏ khối giãn tĩnh mạch thông qua việc kết hợp cả 2 phương pháp Muller và Stripping.

Hình ảnh. Bệnh nhân tiến hành điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch ở chân tại BVĐK Hồng Hưng

Ca phẫu thuật được tiến hành trong vòng 1 giờ với sự phối hợp và nỗ lực của cả đội ngũ y bác sĩ và ê-kip mổ. Bệnh nhân sau phẫu thuật và lưu viện 2 ngày đã có thể sinh hoạt bình thường, loại bỏ được hoàn toàn sự đau đớn dai dẳng mà trước đây chị gặp phải.

Theo BS. Biện Ngọc Anh, Khoa Chấn thương chỉnh hình – Lồng ngực mạch máu (Ngoại B) – bác sĩ điều trị chính cho chị K. “Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường xảy ra ở người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch, béo phì.

Tuy nhiên, hiện nay, số người mắc suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa, tần suất mắc phải xuất hiện nhiều ở những người có công việc đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động mà Quý bà con không nên lơ là…”

Có đến 70% các trường hợp mắc bệnh nhưng lại không biết mình bệnh, đến khi xuất hiện nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày và biến chứng mới bắt đầu điều trị.

Theo tư vấn từ BS. Ngọc Anh, Quý bà con hãy ngay các cơ sở y tế uy tín để điều trị sớm ngay khi có các triệu chứng:

  • Tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo sát bề mặt da, có màu xanh hoặc đỏ, nhỏ như sợi tóc đến lớn như chiếc đũa
  • Đau nhức, nặng và mỏi chân
  • Cảm giác nóng, ngứa và co cứng hay chuột rút về đêm
  • Tê rần, châm chích, cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân
  • Phù chân thường xuất hiện vào buổi chiều hay sau khi đứng một lúc…

Để điều trị bệnh lý này, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà từ đó có phác đồ điều trị thích hợp, trong đó, có thể bao gồm các phương pháp sau:

• Điều trị nội khoa: dùng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt, tập vận động cơ cẳng chân giúp lưu thông tĩnh mạch tốt hơn.

• Điều trị băng ép: băng thun hoặc mang vớ y khoa có tác dụng hỗ trợ quá trình vận chuyển máu từ tĩnh mạch về tim tốt hơn.

• Đốt tĩnh mạch nội mạch bằng laser hay sóng cao tần: sử dụng các bước sóng ở tần số cao, mục đích để thu nhỏ tĩnh mạch.

• Phẫu thuật: là phương pháp cuối cùng phải sử dụng khi người bệnh có những biến chứng nguy hiểm.

  • Phẫu thuật Stripping: lột bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn bằng một dụng cụ chuyên dùng luồn trong lòng mạch.
  • Phẫu thuật Muller: kỹ thuật lấy các tĩnh mạch nông dãn ngoằn ngoèo dưới da bằng các đường rạch da nhỏ trên da.

Xem thêm:

  •  Về các giai đoạn tiến triển của bệnh lý này & cách phòng ngừa: https://bom.so/W3Nudp
  •  Khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch: https://bom.so/SOEsl3

Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như đăng ký thăm khám, Quý bà con có thể liên hệ ĐẶT LỊCH:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG
Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00. Cấp cứu: 24/7