TOP 12 cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai

Suy dinh dưỡng bào thai là sự phát triển chậm của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ. Một trẻ sinh ra đủ tháng mà có cân nặng dưới 2500 gam được coi là suy dinh dưỡng. Nếu suy dinh dưỡng xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ làm cho bộ não chậm phát triển, trẻ sẽ kém thông minh.

Suy dinh dưỡng bào thai được chia thành 3 mức độ:

  1. Mức độ nhẹ: trẻ có chiều dài bình thường, chỉ có cân nặng ít hơn những thai nhi có tuổi thai tương ứng.
  2. Mức độ trung bình: cả cân nặng và chiều dài của trẻ thấp hơn chỉ số bình thường nhưng vòng đầu vẫn bình thường.
  3. Mức độ nặng: cả 3 chỉ số là vòng đầu, cân nặng và chiều dài của trẻ đều thấp hơn mức bình thường.

Nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai:

  • Về phía mẹ: do mẹ lớn tuổi, các vấn đề về dinh dưỡng, sức khỏe, điều kiện lao động của người mẹ khi mang thai;
  • Về phía thai: Trong các trường hợp nhiễm trùng bào thai, các rối loạn do bệnh lý di truyền hoặc đa thai dễ làm cho thai bị suy dinh dưỡng.
  • Về phần phụ của thai: chủ yếu là các tổn thương bánh rau, gây rối loạn huyết động và dẫn tới suy rau thai.

Những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng suy dinh dưỡng bào thai:

  • Thai có thể chết lưu
  • Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn
  • Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt
  • Trẻ dễ bị hạ đường huyết
  • Trẻ chậm phát triển
  • Trẻ có thể chịu những di chứng về tâm thần.

TOP 12 cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai

1. Trước khi sinh, nên đi khám để kiểm tra & điều trị dứt điểm các bệnh lý mắc phải.

Trong thai kỳ:

2. Chú ý nghỉ ngơi, ngủ ít nhất 8h/1 ngày, tránh stress

3. Không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

4. Cần ăn no – đủ chất (các loại đậu, trứng, tôm, cá, rau, hoa quả tươi…)

5. Mẹ cần uống thêm viên sắt từ khi có thai đến sau khi sinh để chống thiếu máu.

6. Chú ý khi thai máy: thai máy ít nhất 10 lần/ngày, máy đều, không hỗn loạn.

7. Nên khám thai định kỳ 1 tháng/lần.

8. Nên khám và theo dõi thai đúng lịch hẹn để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường.

9. Mỗi lần khám thai, siêu âm kiểm tra cân nặng, nghe tim thai.

10. Khám tiền sản cho trẻ bị suy dinh dưỡng sớm & nặng để phát hiện sớm bất thường thai.

11. Các tháng cuối, nên siêu âm màu mạch máu để phát hiện tình trạng giảm lượng máu tới thai.

12. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nên đẻ thưa, không nên đẻ khi quá trẻ/lớn tuổi (dưới 18/trên 35) để giảm thiểu tình trạng thai suy dinh dưỡng.

Do đó, chăm sóc dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò then chốt trong việc phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai ở trẻ sơ sinh. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện về trí não và thể chất của trẻ. Cùng xem qua các hình ảnh dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai.
Khoa Sản – Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng
Đơn vị uy tín – chất lượng, luôn đồng hành cùng Mẹ bầu trong suốt quá trình từ thai kỳ đến khi đón bé yêu chào đời!

Để được tư vấn cụ thể, cũng như đăng ký thăm khám tại BVĐK Hồng Hưng, Quý bà con có thể liên hệ đặt lịch với chúng tôi:

—————————————-

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7