BS.CKII Trần Thị Chưởng
Bác sĩ Khoa Khám Ngoại trú, Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng, Tây Ninh
Trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều khó khăn có thể xảy ra. Chúng ta phải chịu áp lực từ công việc, gia đình và cuộc sống hằng ngày. Khi đối mặt với các mối quan hệ và môi trường hoạt động, chắc chắn chúng ta cũng sẽ bắt gặp những tình huống éo le, không lường trước được. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua chúng. Việc cần làm lúc này chính là chăm sóc sức khỏe tâm thần của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn có thêm năng lượng tích cực để ứng phó với những biến động trong cuộc sống. Hãy cùng theo dõi những lời khuyên sau đây để bảo vệ sức khỏe tâm thần của mình, bạn nhé.
Thực hiện các hoạt động mà bạn thích
Cố gắng tiếp tục thực hiện các hoạt động mà bạn thấy có ý nghĩa và thú vị, chẳng hạn như nấu ăn cho bản thân hoặc người thân, chơi với thú cưng, đi dạo trong công viên, đọc sách hoặc xem phim truyền hình. Việc có thói quen thường xuyên với các hoạt động này sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và giúp duy trì sức khỏe tâm thần tốt hơn. Hãy nghĩ về những điều giúp bạn cải thiện tâm trạng và vượt qua căng thẳng, chẳng hạn như chơi với con, đi dạo, nói chuyện với bạn bè, chăm sóc cây cối, đọc sách hoặc thử một công thức nấu ăn mới. Việc tạo không gian nghỉ ngơi cũng rất quan trọng nhằm giúp bản thân luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng.
Lên kế hoạch cho tương lai
Hãy lên danh sách tất cả các công việc và hoạt động trong ngày hoặc trong tuần ngay từ sớm. Sử dụng sổ kế hoạch hàng ngày hoặc sổ ghi chép để lập kế hoạch cho tuần mới. Đặt ra những mục tiêu nhỏ và có những khoảng thời gian nghỉ ngơi thích hợp. Việc này sẽ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn và giảm bớt căng thẳng khi có quá nhiều việc ngoài kế hoạch phải làm.
Đặt “ranh giới” cho bản thân và thiết bị điện tử
Đặt ranh giới cho thiết bị điện tử, đảm bảo đặt ra ranh giới để có thời gian dành riêng cho bản thân, gia đình hoặc tận hưởng những việc bạn thích. Một cách đơn giản để đặt ra ranh giới là chú ý đến cảm giác của bạn trong các hoạt động hàng ngày và lắng nghe những tín hiệu để biết rằng có điều gì đó không phù hợp với bạn.
Có thể cân nhắc việc đặt lời nhắc để ghi nhớ những ranh giới mà mình đã đặt ra. Nếu bạn cảm thấy người khác không tôn trọng những ranh giới này, hãy nghĩ ra cách nhẹ nhàng và tôn trọng để trò chuyện với họ, chia sẻ về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe tâm thần và cách giúp bạn thực hiện điều đó.
Điều chỉnh kỳ vọng của bạn
Nếu chúng ta dành thời gian để nhận thức về bản thân và ở trong thời điểm hiện tại, chú ý đến suy nghĩ, cảm xúc của chính mình và thế giới xung quanh; chúng ta có thể có được một viễn cảnh tốt hơn. Đôi khi điều này được gọi là chánh niệm hơn. Bạn chỉ có thể kiểm soát những điều và hoàn cảnh nhất định. Đừng tự tạo áp lực cho bản thân phải cố gắng đạt được những thứ xa tầm với. Khi chúng ta bước tiếp, tất cả mọi người sẽ học theo và thích nghi theo.
Dành hai phút để tập trung vào thế giới xung quanh bạn
Giúp giải phóng bản thân khỏi những suy nghĩ xoáy liên tục bằng cách kết nối lại bản thân với nơi bạn đang ở, tại thời điểm này. Cách đơn giản là bạn hãy hít thở sâu ba lần, cảm nhận bàn chân của bạn đang đặt trên sàn nhà và tự hỏi:
- Năm điều tôi có thể thấy là gì?
- Bốn điều tôi có thể nghe là gì?
- Tôi có thể ngửi thấy gì?
- Cảm giác như thế nào khi chạm tay vào đầu gối của tôi?
- Cảm giác bên dưới ngón tay của tôi như thế nào?
Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng
Cho dù là bạn bè, thành viên gia đình hay đồng nghiệp – đều có thể giúp ích. Bạn có thể cảm thấy tốt hơn nếu bạn có thể chia sẻ cởi mở những gì bạn đang trải qua với một người quan tâm đến bạn. Chúng ta giữ kết nối về mặt tình cảm và xã hội với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của mình. Kỷ niệm những dịp vui vẻ qua các cuộc trò chuyện, họp mặt. Khi gặp người khác, ưu tiên các hoạt động ngoài trời.
Tìm kiếm hỗ trợ sức khỏe tinh thần (nếu cần)
Để duy trì sức khỏe tâm thần và thể chất, bạn cần đặc biệt chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn về chăm sóc sức khỏe tâm thần khi bạn có dấu hiệu của trầm cảm như lo lắng, kiệt sức và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Bất kể khi nào có những triệu chứng như mệt mỏi, vấn đề về giấc ngủ, nhịp tim và nhịp thở tăng lên hoặc cảm giác nguy hiểm, mất cảm giác thèm ăn và giảm cân, tuyệt vọng, đau đầu kéo dài và cơn đau khác hoặc các vấn đề về tiêu hóa không thuyên giảm, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tâm lý kịp thời.
Nếu không được điều trị, những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và gây ra những khó khăn không mong muốn. Nhận biết những dấu hiệu này và tìm kiếm hỗ trợ y tế hoặc tâm lý là bước đầu tiên để bạn cảm thấy tốt hơn và có thể ngăn ngừa được các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng khác.
Kết luận
Những lời khuyên trên đây nhằm giúp bạn chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đời sống hiện đại, đồng thời duy trì trạng thái cân bằng và tràn đầy năng lượng. Hãy nhớ rằng việc chăm sóc sức khỏe tâm thần là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự cam kết và quan tâm từ phía chính bạn.
Tài liệu tham khảo
- https://www.unicef.org/vietnam/vi/ten-mental-health-and-well-being-tips-teachers
- https://www.nhs.uk/every-mind-matters/mental-wellbeing-tips/top-tips-to-improve-your-mental-wellbeing/
- https://www.who.int/westernpacific/about/how-we-work/pacific-support/news/detail/07-10-2021-6-ways-to-take-care-of-your-mental-health-and-well-being-this-world-mental-health-day
Bài viết thuộc Bản tin Y tế Hồng Hưng | Số 4 – năm 2023,
Chủ đề: BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM: Tiếp cận toàn diện từ phòng ngừa đến điều trị
(Xem toàn bộ bản tin: Tại đây)