Bệnh sởi và những điều cần lưu ý!

Sởi là bệnh lý truyền nhiễm, thường gặp ở trẻ em và cả người lớn, có thể lây lan thành dịch với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng: sốt, ho, phát ban, mắt đỏ… Đây là bệnh lý có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, dai dẳng thậm chí vĩnh viễn.

Một số biến chứng

  • Biến chứng tai – mũi – họng: viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai – viêm tai xương chũm…
  • Biến chứng thần kinh: viêm màng não, viêm não…
  • Biến chứng hô hấp: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi…
  • Biến chứng đường tiêu hóa: viêm ruột, viêm niêm mạc miệng…
  • Một số biến chứng do suy giảm miễn dịch: dễ mắc thêm các bệnh khác như bạch hầu, lao…

Bên cạnh đó, nếu mắc bệnh sởi khi đang mang thai, có thể gây hại cho em bé. Một số biến chứng sởi thai kỳ có thể gây sinh non hoặc nhẹ cân, thậm chí sảy thai.

Một trường hợp mắc sởi đã được điều trị tại BVĐK Hồng Hưng

Bé N.V.H với dấu hiệu sốt 4 ngày liền kèm với ho, ói và tiêu lỏng, đã được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng cấp cứu. Bé được chỉ định nhập viện ngày 01/09/2024 với chẩn đoán viêm đường hô hấp trên và rối loạn tiêu hóa.

Đến sáng ngày 02/09/2024, bé vẫn còn sốt và ho, ngoài ra còn kèm theo biểu hiện phát ban từ mặt lan xuống thân mình, mắt đỏ. Với tình hình diễn biến lan rộng của bệnh sởi những ngày vừa qua cùng những dấu hiệu điển hình trên, bé được chẩn đoán sởi kèm biến chứng viêm phổi và nhiễm trùng tiêu hóa.

Các bác sĩ khoa Nhi – Đơn nguyên sơ sinh đã tích cực điều trị cho bé H. bằng kháng sinh và vitamin A. Sau 9 ngày, tình hình bé đã ổn hơn, tình trạng viêm phổi đã ổn hơn, không còn ho, ăn uống được, các nốt ban đã lặn và có thể xuất viện.

ca-benh-nhi-mac-soi-bvdk-hong-hung

Theo chia sẻ từ BS.CKI Nguyễn Thị Ngọc Tuyết: “Bệnh sởi khiến miễn dịch suy yếu, gây nên nhiều biến chứng, cụ thể ở trường hợp bé H. là biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, nhờ vào phát hiện sớm, vừa phát ban đã kiểm soát ngay nên đã ngăn chặn được các ảnh hưởng và điều trị kịp thời.”

Phòng ngừa bệnh sởi

Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh sởi. Chủ động tiêm phòng sởi là phương pháp hiệu quả nhất.

Xem ngay: Các loại vắc-xin 3 trong 1 ngừa bệnh sởi-quai bị-rubella

Ngoài ra, Quý bà con cần thực hiện thêm một số phương pháp đề phòng như:

  • Đeo khẩu trang khi ra đường, đặc biệt là ở những nơi đông đúc;
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân;
  • Bệnh sởi lây lan rất nhanh, do đó khi phát hiện bệnh sởi cần ngay lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế để khám và chữa trị, đồng thời cách ly người bệnh khỏi cộng đồng.

luu-y-de-phong-soi

Cho đến nay, sởi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì thế, Quý bà con không được chủ quan mà nên tiêm phòng đầy đủ và đến cơ sở y tế ngay khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào để kịp thời điều trị và đề phòng các biến chứng có thể xảy ra.

Để được tư vấn cụ thể hoặc đăng ký thăm khám tại BVĐK Hồng Hưng, Quý bà con có thể liên hệ đặt lịch với chúng tôi:

—————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7