Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) : Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim & đột quỵ

Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Arterial Disease – PAD) là tình trạng động mạch (đặc biệt là ở chi dưới) bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng xơ vữa. PAD không chỉ gây đau chân – mà còn là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Theo ước tính, PAD ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới. Điều đáng lo ngại là phần lớn trong số đó không biết mình đang mắc bệnh.

benh dong mach ngoai bien

Điều gì khiến PAD trở nên nguy hiểm?

  • PAD không chỉ ảnh hưởng đến chân mà còn là biểu hiện của xơ vữa động mạch toàn thân.
  • Người mắc PAD có nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 4–6 lần.
  • PAD tiến triển âm thầm, hơn 50% người bệnh không có triệu chứng rõ ràng.
  • Trong giai đoạn muộn, PAD có thể gây loét, hoại tử hoặc thậm chí phải cắt cụt chi.

PAD – bệnh lý phổ biến hơn bạn nghĩ rất nhiều

Trên thế giới, hàng trăm triệu người đang sống với bệnh động mạch ngoại biên – và phần lớn không biết mình mắc bệnh. PAD ảnh hưởng đến 1/5 người trên 60 tuổi. Điều nguy hiểm là nhiều bệnh nhân không có triệu chứng hoặc nhầm lẫn chúng với các vấn đề khác như đau khớp hay tuổi tác.

PAD là “ĐÈN ĐỎ” cảnh báo bệnh tim mạch và đột quỵ

Bệnh động mạch ngoại biên không chỉ là vấn đề ở chân, mà còn khiến bạn có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp hai lần. Các mảng xơ vữa không chỉ giới hạn ở chân mà có thể đang hiện diện trong động mạch vành và mạch máu não. Nếu bạn bị PAD, gần 50% khả năng bạn cũng có bệnh tim mạch hoặc bệnh mạch não. PAD không chỉ gây tổn thương chân mà còn đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Tại sao cần nhận biết sớm bệnh động mạch ngoại biên (PAD)?

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý thầm lặng, dễ bị bỏ qua nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nhận biết và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh:

  • Ngăn ngừa biến chứng nặng nề như hoại tử, cắt cụt chi.
  • Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đau và tăng khả năng vận động.
  • Tối ưu hiệu quả điều trị, đặc biệt nếu được can thiệp đúng thời điểm.

Các triệu chứng của PAD (chi tiết theo giai đoạn)

Giai đoạn

Triệu chứng đặc trưng

Không triệu chứng

ABI < 0.9 nhưng không có biểu hiện rõ ràng. Nguy cơ tim mạch vẫn cao.

Đau cách hồi (giai đoạn phổ biến nhất)

Đau/mỏi ở bắp chân, đùi, mông khi đi bộ, giảm khi nghỉ. Có thể bị tê hoặc lạnh chân.

Đau khi nghỉ ngơi

Đau âm ỉ ở bàn chân/ngón chân, đặc biệt về đêm. Người bệnh phải thả chân xuống khỏi giường để giảm đau.

Thiếu máu chi trầm trọng / hoại tử

Loét khó lành, đổi màu da (xanh tím, nhợt nhạt), móng giòn, rụng lông chân, hoại tử đầu chi. Cần can thiệp mạch khẩn cấp.

 Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh PAD

Đau PAD thường bị nhầm với thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa hoặc mỏi cơ do tuổi tác.

Một số triệu chứng điển hình của PAD:

  • Đau cách hồi: đau mỏi bắp chân khi đi bộ, giảm khi nghỉ.
  • Lạnh, tê, yếu chân, đặc biệt về đêm.
  • Loét chân lâu lành, vết thương tái đi tái lại.
  • Thay đổi màu da chân: da tái, tím hoặc sạm.
  • Mất mạch hoặc mạch yếu ở cổ chân, mu bàn chân.

Nếu bạn trên 55 tuổi và có ít nhất một yếu tố nguy cơ sau, hãy chủ động kiểm tra sớm:

  • Tăng huyết áp;
  • Đái tháo đường;
  • Hút thuốc lá (hiện tại hoặc trong quá khứ);
  • Rối loạn mỡ máu;
  • Bệnh tim mạch, tai biến;
  • Có tiền sử gia đình bệnh tim mạch;
  • Bệnh thận mạn.

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) có thể chẩn đoán đơn giản, điều trị và kiểm soát

Một bài kiểm tra đơn giản – ABI (Ankle-Brachial Index) có thể giúp bác sĩ đo lường mức độ lưu thông máu đến chân của bạn. Đây là phương pháp không xâm lấn, nhanh chóng và dễ thực hiện tại các cơ sở y tế.

Nếu bạn cảm thấy chân đau bất thường khi đi bộ hoặc có các yếu tố nguy cơ kể trên, hãy đừng bỏ qua. Kiểm tra sớm không chỉ bảo vệ đôi chân, mà còn có thể giúp ngăn ngừa các biến cố tim mạch đe dọa tính mạng trong tương lai.

PAD được chẩn đoán như thế nào?

Đo chỉ số ABI (Ankle-Brachial Index): Đây là xét nghiệm đo huyết áp cổ chân và cánh tay để so sánh lưu lượng máu.

  • ABI < 0.9: có thể PAD
  • ABI < 0.5: PAD nặng.

Các phương pháp khác:

  • Siêu âm Doppler
  • Chụp CT mạch máu (CTA)
  • MRI mạch máu
  • Chụp mạch xóa nền (DSA).

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu phát hiện sớm. Hãy lắng nghe cơ thể, đừng chủ quan với các dấu hiệu đau chân, lạnh chi, loét lâu lành… và hãy chủ động tầm soát sức khỏe mạch máu định kỳ.

Thăm khám ngay tại Phòng khám Lồng ngực – Mạch máu tại BVĐK Hồng Hưng

  • Chuyên sâu về điều trị suy giãn tĩnh mạch – bệnh động mạch ngoại biên – viêm tắc – loét chân
  • Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm – Thiết bị chẩn đoán hiện đại
  • Điều trị toàn diện: nội khoa, vật lý trị liệu, tiểu phẫu khi cần thiết

Hồng Hưng – Đồng hành bảo vệ sức khỏe mạch máu cùng bạn!

Để được tư vấn cụ thể hoặc đăng ký thăm khám tại BVĐK Hồng Hưng, Quý bà con có thể liên hệ đặt lịch với chúng tôi:

———————————————————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 6h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7