Bên cạnh việc nhổ răng sữa cho trẻ thì các chỉ định nhổ vĩnh viễn luôn là một quyết định không hề đơn giản, vì hầu hết các bác sĩ Răng Hàm Mặt luôn cố gắng giữ lại răng thật cho bệnh nhân. Nhưng trong nhiều trường hợp, khi phát hiện vấn đề về răng quá muộn và để tránh những biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ răng.
Những trường hợp bác sĩ thường chỉ định nhổ răng ngay
1. Răng bị sâu
Khi răng bị sâu răng sẽ dẫn đến những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt thường ngày và có thể lây chuyền vi khuẩn sang những răng liền kề khiến tình trạng sâu răng ngày càng nghiêm trọng. Vì thế, những răng sâu cần phải được nhổ bỏ sớm.
2. Răng viêm tuỷ
Viêm tủy răng nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì vấn đề nhiễm trùng có thể lan rộng và hình thành những ổ viêm ở chân răng được gọi là viêm cuống răng. Điều này khiến cho chân răng tổn thương nặng và ngày càng yếu đi, thậm chí là hoại tử tủy ở giai đoạn cuối mà không thể điều trị. Lúc này, bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng đi.
3.Viêm nha chu
Bệnh nha chu khi đến cấp độ nghiêm trọng có thể nhận thấy những biểu hiện như: Tiêu xương nhiều, nướu bị tụt thấp hoặc chân răng không còn bám vững khiến răng lung lay, dễ rụng. Trong tình trạng này, nhổ răng là điều không thể tránh khỏi. Vì viêm nha chu có thể dẫn đến nhiễm trùng diện rộng, nếu không nhổ bỏ răng kịp thời thì hậu quả nặng nhất có thể gây mất răng toàn hàm.
4. Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch
Để không ảnh hưởng đến những răng khác trên cung hàm, thì những răng mọc lệch, mọc ngầm cần được nhổ bỏ càng sớm càng tốt vì nhóm răng này vừa không có chức năng ăn nhai vừa gây ra nhiều đau đớn, khó chịu.
Lưu ý: Sau khi nhổ răng vĩnh viễn, bệnh nhân nên sớm lựa chọn phương án thích hợp để phục hình lại răng đã mất. Một phần để đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn mặt, mặt khác là tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của những chiếc răng khác nhất là chiếc đối diện với răng bị mất và vấn đề sức khỏe răng miệng nói chung.
Những điều cần biết sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, bất kì ai cũng có thể gặp phải những hiện tượng như là: đau nhức, chảy máu, mặt bị sưng… Tuy nhiên, tình trạng này thường kéo dài khoảng 2 đến 4 ngày và đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường.
Sau đây là những lưu ý “bỏ túi” có thể giúp chúng ta giảm bớt những khó chịu sau khi nhổ răng:
- Cần cắn chặt bông gòn để cầm máu trong khoảng 1 – 1,5 giờ sau khi nhổ xong để hạn chế máu không đông. Hãy nhớ thay bông gòn liên tục cho đến khi máu ngừng hẳn.
- Uống thuốc giảm đau: Để giúp người bị nhổ răng giảm cảm giác đau sau khi thuốc tê hết tác dụng, các bác sĩ nha khoa có thể cho bệnh nhân uống 1 viên thuốc giảm đau trước hoặc sau khi nhổ răng.
- Để làm dịu vết thương và giảm sưng, có thể chườm túi lạnh bên ngoài má, xung quanh vị trí nhổ. Những ngày tiếp theo nên chườm ấm để làm tan máu tụ và giảm sưng.
Lưu ý:
- Không nên sờ tay hay dùng vật nhọn hoặc bàn chải đánh răng đụng chạm vào vị trí mới nhổ răng;
- Không nên dùng nước muối hoặc nước súc miệng ngay sau khi nhổ răng, vì có thể làm chậm quá trình đông máu;
- Không nên khạc nhổ mạnh hoặc tránh tạo áp lực trong miệng, việc này sẽ dễ làm bong nút cầm máu khiến vết thương chưa kịp lành đã tiếp tục chảy máu.
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe răng miệng, cũng như đăng ký thăm khám răng tại BVĐK Hồng Hưng, hãy liên hệ đặt lịch ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939.
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
- Sáng: 7h00 – 12h00
- Chiều: 13h00 – 16h00
BVĐK Hồng Hưng hân hạnh được phục vụ!
—————————–
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG
Phòng khám Răng – Hàm – Mặt (Phòng khám số 44) – Khoa Liên chuyên khoa – Tầng 1
📷 Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939
📷 Email: info@honghunghospital.com.vn
📷 Website: www.honghunghospital.com.vn
📷 Địa chỉ: 187 Phạm Văn Đồng, Hòa Thành, Tây Ninh