Hiểu thêm về BỆNH BẠCH HẦU

Triệu chứng bạch hầu chủ yếu là viêm họng và xuất hiện lớp màng giả (giả mạc) màu trắng xám. Tùy theo vị trí vi khuẩn tấn công trên cơ thể, giả mạc có thể xuất hiện ở nhiều nơi như amidan, thanh quản, mũi, hầu họng… Thậm chí, giả mạc cũng có ở da, kết mạc mắt, bộ phận sinh dục.

Triệu chứng của người nhiễm bạch hầu

Tại sao trẻ em & thanh thiếu niên dễ nhiễm bệnh hơn người lớn?

Trẻ em phải đến trường học mỗi ngày, môi trường học tập khá đông đúc, tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan nhanh chóng. Trong khi đó, vi khuẩn bạch hầu có thể tồn tại ở ngoài môi trường, dễ lây qua đường hô hấp và những vật dụng chứa vi khuẩn. Vì vậy, trẻ em và thanh niếu niên rất dễ nhiễm bệnh nếu tăng tiếp xúc trong môi trường học tập.

Các dạng nhiễm bạch hầu và mức độ nguy hiểm của từng loại

Bạch hầu mũi: chiếm khoảng 4 – 12% trường hợp, gây ra các triệu chứng chảy nước mũi, sốt nhẹ… giống cảm lạnh, cúm thông thường. Tuy nhiên, những ngày sau, triệu chứng sẽ điển hình hơn như dịch mũi nhiều kết hợp máu nhầy, gây viêm, lở loét bờ môi trên hoặc cánh mũi;

Bạch hầu họng: Thể bệnh này chiếm khoảng 40 – 70% gây các triệu chứng sốt nhẹ, đau họng (chiếm 80-95%), nuốt khó (chiếm 50%). Ở trẻ nhỏ, sẽ có biểu hiện đặc trưng là nôn ói, xuất hiện giả mạc ở vùng hầu họng, càng về sau, triệu chứng rõ ràng như có mủ, chấm trắng ở họng. Sau 24-48 giờ, các giả mạc sẽ dày lên, lan ra amidan hoặc mũi, thanh quản. Mảng giả mạc dày, có chấm xuất huyết màu, đen hoặc xám, dày, bám vào lớp thượng bì, khó bong tróc;

Bạch hầu thanh quản: ít gặp hơn, khoảng 20-30% trường hợp, khởi đầu bởi triệu chứng khàn tiếng, ho khan. Sau đó, thở rít thanh quản, thở rít tăng dần. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc này sẽ phát triển và lan rộng lấp đường hô hấp, gây ngạt thở tử vong.

Xem thêm: Phòng khám chuyên khoa TAI – MŨI – HỌNG

Để bảo vệ bản thân & gia đình trước nguy cơ BẠCH HẦU, Tiêm chủng được xem như một phương pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hàng đầu.

———————————————————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7