Khủng hoảng tuổi lên 5

Khủng hoảng tuổi lên 5 là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 5 là một thuật ngữ chưa được phổ biến như khủng hoảng tuổi lên 4 nhưng chúng ta có thể hiểu đó là sự biến đổi tâm lý và cử chỉ hành động của trẻ trải qua giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi. Ở giai đoạn này, có sự thay đổi nhiều trong nhận thức, tư duy, hành động và xác định bản thân của đứa trẻ.

Khủng hoảng tuổi lên 5 thường gặp ở trẻ từ 4 đến 6 tuổi, kéo theo đó là những hành vi tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ và có thể hình thành đến tính cách sau này của trẻ. Thường sự khủng hoảng ở độ tuổi này kéo dài tầm 1-3 tháng nhưng cũng có trường hợp kéo dài cả năm.

Khủng hoảng tuổi lên 5 không đơn giản như khủng hoảng lên 3 hay lên 4, vì nó có tác động tiêu cực đến tinh thần, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.

Những đặc điểm chính của giai đoạn trẻ lên năm (Fabulous Fives)

  • Tăng cường tính độc lập: Trẻ bắt đầu thực hiện nhiều nhiệm vụ một mình và có thể kiên quyết làm mọi thứ mà không cần sự giúp đỡ.
  • Biểu hiện cảm xúc rõ hơn: Trẻ có thể trải qua và thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau, dẫn đến những cơn giận dữ hoặc thay đổi tâm trạng từng lúc.
  • Tính tưởng tượng và sáng tạo của trẻ: Trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ, dẫn đến những trò chơi tưởng tượng và suy nghĩ sáng tạo phức tạp.
  • Sự tò mò và hay đặt ra nhiều câu hỏi: Trẻ hỏi nhiều câu hỏi và thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến việc tìm hiểu thế giới xung quanh.
  • Khuyến khích và đẩy mạnh kỹ năng xã hội: Trẻ bắt đầu hình thành những tình bạn phức tạp hơn và hiểu biết tốt hơn về các quy tắc xã hội. Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ hiểu và thực hành các tương tác xã hội tích cực và lòng cảm thông.

Nguyên nhân khủng hoảng của trẻ ở tuổi lên 5

  • Sự phát triển của não bộ: Não của trẻ trong độ tuổi còn đang phát triển nên khó kiểm soát được cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc.
  • Sự thay đổi hormone ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ.
  • Sự thay đổi về tâm lý của trẻ khi bước qua tuổi mới.
  • Môi trường sống hàng ngày hoặc lớp học thay đổi làm trẻ bị ảnh hưởng.
  • Áp lực và căng thẳng quá mức: Trẻ bị áp đặt việc học hành hoặc các vấn đề quá sức với trẻ từ phía cha mẹ hoặc người thân.
  • Thiếu sự quan tâm từ cha mẹ, gia đình bao gồm cả việc trẻ bị la mắng thường xuyên hơn hoặc cảm thấy bị “ra rìa” khi có thêm em nhỏ.

Những cách giúp bạn cùng trẻ vượt qua khủng khoảng tuổi lên 5

  • Thường xuyên quan sát và để ý đến trẻ để phát hiện kịp thời sự khủng hoảng.
  • Mỗi ngày nên hỏi chuyện và lắng nghe trẻ trình bày ý kiến, câu chuyện hay mong muốn của mình.
  • Tôn trọng sở thích và đồ cá nhân của trẻ, khuyến khích trẻ thể hiện tính cách hoặc đam mê của mình.
  • Tạo môi trường sống thoải mái, vui vẻ và tích cực.
  • Cùng trẻ đọc sách, xem tivi hoặc tham gia văn nghệ.
  • Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè hoặc cùng đi dạo với gia đình.

Có thể thấy khủng hoảng tuổi lên 5 là một trong những sự phát triển tự nhiên và thường gặp ở trẻ cùng một độ tuổi. Khủng hoảng sẽ gây ra nhiều bất lợi đến tâm lý, hành vi, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ cần quan tâm hơn đến Các giai đoạn phát triển của trẻ

Nhằm phát hiện sớm biểu hiện của sự khủng hoảng và tìm nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng để có hướng nuôi dạy trẻ vượt qua khủng hoảng một cách tốt nhất.

Khi vượt qua được giai đoạn khủng hoảng, trẻ sẽ mạnh mẽ và phát triển toàn diện nhanh chóng rất nhiều, nhận thức cũng rõ ràng hơn và độc lập hơn. Ba mẹ hãy cùng trẻ đồng hành trong từng độ tuổi trưởng thành, đó xem như là quãng đường tươi đẹp và là nền móng của mỗi đứa trẻ.

Tài liệu tham khảo

CDC, Important Milestones: Your Child By Five Years, https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/milestones-5yr.html, June 6, 2023.

 

Để được tư vấn cụ thể hoặc đăng ký thăm khám tại BVĐK Hồng Hưng, Quý bà con có thể liên hệ đặt lịch với chúng tôi:

———————————————————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7