Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta xuất hiện những cơn mưa trái mùa – điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi vằn lây lan, có thể dẫn đến sốc, tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể và thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, việc nhận biết sớm, điều trị đúng cách và phòng tránh bệnh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường diễn tiến qua 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn sốt (1 – 3 ngày đầu):
- Sốt cao đột ngột (39 – 40°C), liên tục.
- Đau đầu, đau cơ, đau khớp, mỏi người.
- Đau hốc mắt.
- Chán ăn, buồn nôn.
- Giai đoạn nguy hiểm (ngày 4 – 6):
- Xuất hiện chấm đỏ dưới da, bầm tím.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng.
- Nặng hơn có thể ói ra máu, đi tiêu phân đen.
- Bụng chướng, đau bụng, khó thở.
- Giai đoạn hồi phục (ngày 7 – 10):
- Hết sốt, cơ thể dần khỏe lại.
- Ăn ngon miệng hơn, tiểu tiện nhiều.
- Các nốt xuất huyết mờ dần.
Làm sao để nhận biết và chẩn đoán sốt xuất huyết?
Việc nhận biết sốt xuất huyết không chỉ dựa vào dấu hiệu bên ngoài, mà còn cần bác sĩ kiểm tra và xét nghiệm máu.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ:
- Hỏi bệnh sử, khám kiểm tra các biểu hiện lâm sàng.
- Lấy máu xét nghiệm, siêu âm bụng (nếu cần).
- Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ kê toa thuốc, hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà hoặc chỉ định nhập viện nếu thấy cần thiết.
Lưu ý: Không tự ý chẩn đoán hay truyền dịch tại nhà, vì bệnh có thể trở nặng rất nhanh.
Khi nào cần nhập viện và điều trị như thế nào?
Khi nào cần cấp cứu?
Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu có các dấu hiệu sau:
- Tay chân lạnh, mệt lả, li bì.
- Ói nhiều, đau bụng dữ dội.
- Chảy máu bất thường (chảy máu cam, chân răng, ói ra máu, đi cầu phân đen).
- Lú lẫn, vật vã, nói sảng, co giật.
Khi nào cần nhập viện theo dõi?
- Sống một mình hoặc nhà ở xa cơ sở y tế.
- Trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai.
- Người có bệnh nền như tim mạch, gan, thận, tiểu đường, hen suyễn…
- Người béo phì, thể trạng yếu, sức đề kháng kém.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu chữa sốt xuất huyết. Việc điều trị chủ yếu là:
- Hạ sốt bằng Paracetamol (không dùng Aspirin, Ibuprofen).
- Uống nhiều nước (nước lọc, nước dừa, Oresol).
- Theo dõi sát dấu hiệu trở nặng và xử trí kịp thời.
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ BỊ SỐT XUẤT HUYẾT |
Làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết (tại nhà)?
Đưa trẻ đến khám ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm sau:
|
Cách phòng tránh sốt xuất huyết
- Tiêm vắc xin: Hiện đã có vắc xin Qdenga (Đức), được Bộ Y tế cấp phép, tiêm cho người từ 4 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, cách nhau 3 tháng.
- Diệt muỗi, diệt lăng quăng:
- Đậy kín các vật dụng chứa nước.
- Dọn dẹp nơi có nước đọng (chum, vại, máng xối, lốp xe cũ…).
- Thả cá vào bể nước để ăn lăng quăng.
- Phòng tránh muỗi đốt:
- Ngủ màn, mặc quần áo dài tay.
- Dùng kem chống muỗi, vợt điện hoặc nhang muỗi.
- Phun thuốc diệt muỗi định kỳ.
Kết luận
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, dễ lây lan và có thể gây biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu mọi người có ý thức bảo vệ sức khỏe và thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh. Hãy cùng nhau hành động để đẩy lùi sốt xuất huyết!
Tài liệu tham khảo:
- Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sốt xuất huyết, 2023
- WHO, Dengue-and-severe-dengue, https://www.who.int/newsroom/factsheets/detail/dengue-and-severe-dengue, 23 April 2024.
Bài viết được biên soạn bởi: BS.CKI Nguyễn Thị Ngọc Tuyết
Bác sĩ khoa Nhi – Đơn nguyên sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng
———————————————————————–
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG
Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7
- Địa chỉ: 82 Phạm Văn Đồng, TX. Hòa Thành, Tây Ninh
- Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939
- Email: dichvukhachhang@honghunghospital.com.vn
- Fanpage: