Xử lý các tình huống rắn cắn

Rắn cắn là một trong những vấn đề y tế nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực nhiệt đới. Mặc dù không phải tất cả các loài rắn đều độc nhưng những loài có nọc độc có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

xu ly cac tinh huong ran can

Các loài rắn độc ở Việt Nam

Có thể nhận ra được một số loại rắn độc thường gặp dựa vào các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn:

  • Rắn hổ mang: khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh ra, phát ra tiếng khè khè;
  • Rắn cạp nong: thân mình khúc vàng khúc đen;
  • Rắn cạp nia: thân mình khúc trắng khúc đen.;
  • Rắn lục: thân màu xanh, đầu to hình thoi hoặc tam giác.

Rắn độc có 2 răng nanh lớn chứa nọc độc, thường ở vị trí răng cửa hàm trên. Do đó, khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt với rắn không độc. Một số loại rắn hổ mang có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương mắt, có thể từ đó gây nhiễm độc toàn thân.

Phân biệt rắn độc và không độc

phan biet ran doc va khong doc

Nọc rắn độc có thể chia làm 2 nhóm: độc thần kinh và độc gây rối loạn đông máu.

2 loai noc doc ran

Làm gì khi bị rắn cắn?

lam gi khi bi ran can

Phòng ngừa rắn cắn

  • Tránh xa các khu vực có nhiều rắn, đặc biệt là vào ban đêm khi rắn thường hoạt động mạnh.
  • Mang giày ủng và quần áo bảo hộ khi làm việc hoặc đi lại trong các khu vực có nguy cơ cao.
  • Kiểm tra kỹ chỗ nghỉ ngơi trước khi nằm hoặc ngồi, đặc biệt là ngoài trời.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ và gọn gàng để tránh thu hút chuột và các con mồi khác của rắn.

Kết luận

Rắn cắn là một tình trạng cấp cứu cần được xử lý kịp thời và đúng cách. Việc nắm rõ các bước sơ cứu và điều trị, cùng với các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ và hậu quả của rắn cắn. Khi bị rắn cắn, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh, sơ cứu đúng cách và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế sớm nhất có thể.

Tài liệu tham khảo

CDC-The National Institute for Occupational Safety and Health (NIOSH), Venomous Snakes, https://www.cdc.gov/niosh/topics/snakes/default.html, 2021.

Biên soạn bởi:

ThS.BS Nguyễn Thanh Phước

Phó khoa Nhi – Đơn nguyên sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng

———————————————————————

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7