Cùng tìm hiểu về NẠO VA

VA có thể hiểu đơn giản là một tổ chức hạch bạch huyết có lợi ở vùng hầu họng, nhằm giúp trẻ chống lại các tác nhân nguy hiểm như vi khuẩn, virus… Tuy nhiên, do phản ứng với tác nhân ấy mà khá nhiều trường hợp khiến trẻ bị viêm VA và cần phải nạo VA để xử lý. Vậy nạo VA là gì và những trường hợp nào cần thực hiện nạo VA?

Nạo VA ở trẻ nhỏ

VA là gì? Quá trình hình thành & cơ chế miễn dịch

VA (viết tắt tiếng Pháp “Végétations Adénoides”, hay còn gọi là hạnh nhân hầu) là khối mô lympho hình tam giác dày khoảng 2mm ở vùng mũi họng, còn có tên là amidan vòm. VA nằm ở vòm họng, ngay phía sau hốc mũi, gặp ở trẻ nhỏ là chính. Nó làm nhiệm vụ chức năng như một bờ rào miễn dịch đầu tiên của cửa ngõ cơ thể chống các kháng nguyên gây bệnh đi vào đường thở của trẻ.

VA được tạo thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 ở thai nhi, khi sinh ra đã hình thành đầy đủ và trở thành nơi cư trú của vi khuẩn ngay từ tuần lễ đầu tiên của trẻ sơ sinh. Sự phì đại của VA là hậu quả bình thường của sự trưởng thành miễn dịch và điều này thường gặp ở trẻ em từ năm đầu tiên cho đến 8 – 10 tuổi. Thời gian hoạt động miễn dịch mạnh nhất của VA là 2 tuổi. Từ 3 tuổi trở đi, chức năng miễn dịch giảm dần, VA nhỏ lại rồi teo hết vào lúc 12 tuổi. Tất cả những chức năng bảo vệ và miễn dịch đó của VA sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi sự miễn trùng mạn tính của VA. Trong đa số trường hợp, VA thoái triển ở tuổi dậy thì và thời kỳ đầu của tuổi trưởng thành.

Triệu chứng viêm VA & mức độ nguy hiểm

  • Khi VA sưng to làm tắc nghẽn đường thở và có thể gây ra những triệu chứng sau:
  • Nhiễm trùng tai thường xuyên
  • Đau họng
  • Nuốt khó
  • Thở bằng mũi khó
  • Thở bằng miệng thường xuyên
  • Chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở (ngừng thở ngắt quãng trong khi ngủ).

Nhiễm trùng tai giữa thường xuyên do sưng VA và tắc ống nhĩ sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như mất thính lực và cũng có thể gây ra những vấn đề về khả năng nói.

Viêm VA là một bệnh phổ biến ở trẻ. VA quá phát thường gây bít tắc cửa mũi sau dẫn đến trẻ hay ngủ ngáy, nghẹt mũi, nghẹt thở lúc ngủ. Phân độ quá phát của VA thành 4 độ theo Hiệp hội Nhi khoa Thế giới, dựa theo mức độ che lấp cửa mũi sau của VA với mốc từ bờ trên của cửa mũi sau tới trần vòm mũi họng.

  • VA quá phát độ I: V.A < 25% cửa mũi sau
  • VA quá phát độ II: 25 % cửa mũi sau ≤ V.A <50% cửa mũi sau
  • VA quá phát độ III: 50% cửa mũi sau ≤ V.A < 75% cửa mũi sau
  • VA quá phát độ IV: V.A ≥ 75% cửa mũi sau.

Nạo VA là gì?

Nạo VA là thủ thuật được thực hiện để loại bỏ mô bạch huyết vòm họng khi viêm VA tái phát ở trẻ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới và ảnh hưởng đến đường thở của trẻ…
Ngày nay, nạo VA là một trong những phẫu thuật thường gặp ở trẻ nhỏ, nạo VA thường đơn lẻ hoặc kết hợp với cắt amidan hoặc kết hợp với đặt ống thông khí. Sự phát triển của các kỹ thuật nạo VA đòi hỏi mô VA được loại bỏ đầy đủ, an toàn, chính xác.

Chỉ định nạo VA

  • Viêm xoang hay viêm VA mạn tái đi tái lại
  • Đặt ống thông nhĩ lần 2
  • Viêm tai giữa mạn có tiết dịch hay không sau 4 tuổi
  • Tắc nghẽn mũi mạn hay phải thở miệng
  • OSA (Obstructive Sleep Apnea): hội chứng ngưng thở khi ngủ hay rối loạn thở lúc ngủ
  • Bất thường tăng trưởng sọ mặt
  • Bộ mặt VA
  • Giọng hyponasal
  • Nghi ngờ ác tính.

Các kiểu nạo VA

  • Curette
  • Coblator
  • Microdebrider
  • Dao siêu âm
  • Dao plasma.

Những điểm thuận lợi khi nạo VA bằng Microdebrider

  • Việc lấy đi mô chính xác hơn
  • Nhanh hơn, ít mất máu hơn.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng tự hào là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng phương pháp nạo VA bằng Microdebrider. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn và hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Để được tư vấn cụ thể hoặc đăng ký thăm khám tại BVĐK Hồng Hưng, Quý bà con có thể liên hệ đặt lịch với chúng tôi:

———————————————————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7