Nhằm phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám, điều trị bệnh cho bà con, BVĐK Hồng Hưng đã – đang liên tục đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều hệ thống/ trang thiết bị chẩn đoán và hỗ trợ điều trị mới. Gần đây nhất, Bệnh viện vừa đưa vào triển khai dịch vụ đo chỉ số huyết áp động mạch cổ chân – cánh tay (ABI) – một kỹ thuật rất có ý nghĩa trong việc giúp phát hiện sớm bệnh lý động mạch ngoại biên – vốn được xem là dấu hiệu báo trước nguy cơ của các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.
Chỉ số ABI là gì? Ý nghĩa chỉ số ABI?
Chỉ số đo ABI (Ankle Brachial Index) là chỉ số đo huyết áp động mạch cổ chân – cánh tay. Đây là kết quả của việc lấy số huyết áp tâm thu của cổ chân chia cho huyết áp ở cánh tay.
Chỉ số ABI được đánh giá rất hiệu quả trong việc chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Đây không chỉ là một loại bệnh lý liên quan đến các phần chi, mà nó còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch hay đột quỵ.
Hiện nay tỷ lệ số người mắc bệnh lý động mạch ngoại biên ngày càng cao, xong bệnh nhân thường không được phát hiện kịp thời vì đa số họ thường không có triệu chứng cơ năng. Khi phát hiện thường ở mức độ nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm, hoại tử chi… Với tình trạng gây động mạch bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp làm giảm lưu lượng máu đến các chi. PAD thường gây đau cơ bắp chân khi đi bộ, nặng hơn gây tê, yếu hay liệt chân, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Bên cạnh vai trò sàng lọc, chẩn đoán, hướng dẫn điều trị, ABI còn có vai trò tiên lượng giúp xác định nguy cơ biến cố tim mạch, cảnh báo các bệnh lý mạch vành, đột quỵ.
ABI |
Ý nghĩa |
Khuyến nghị |
<1,3 |
Thành mạch cứng, thường do xơ vữa vôi hóa |
Khám chuyên khoa |
1,0 – 1,3 |
Bình thường |
Theo dõi |
0,9 – 1,0 |
Chấp nhận được (có thể có hẹp) |
Theo dõi |
0,8 – 0,9 |
Bệnh động mạch chi dưới thể nhẹ |
Điều trị các yếu tố nguy cơ |
0,5 – 0,8 |
Bệnh động mạch chi dưới thể trung bình |
Khám chuyên khoa |
<0,5 |
Bệnh động mạch chi dưới thể nặng, có thiếu máu chi trầm trọng CLI (critical limb ischemia) |
Khám chuyên khoa |
Cách đo ABI như thế nào?
So với các phương pháp khác, ABI có ưu điểm là cách thực hiện đơn giản, không xâm lấn, có thể đưa vào kiểm tra thường quy ở tất cả bệnh nhân không có triệu chứng.
- Bệnh nhân nằm lên giường theo đúng tư thế, nằm nghỉ, thả lỏng cơ thể 5 phút.
- Điều dưỡng mắc điện cực và băng đo huyết áp vào các vị trí trên người bệnh nhân.
- Nhập thông tin bệnh nhân lên máy & tiến hành đo.
Các trường hợp cần đo ABI?
Việc đo ABI được chỉ định ở những người có biểu hiện của bệnh động mạch ngoại biên như đau bắp chân khi đi lại, hoặc ở những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như:
- Người có độ tuổi trên 70 tuổi;
- Người hút thuốc lá;
- Bệnh đái tháo đường;
- Tăng huyết áp, tăng mỡ máu;
- Gia đình từng có người bị mắc bệnh động mạch ngoại biên.
Ngoài ra các đối tượng có các bệnh lý như:
- Bệnh nhân được sàng lọc là có nguy cơ bị xơ vữa động mạch;
- Được đánh giá là đau chi dưới;
- Đánh giá có tiên lượng về bệnh mạch máu lan tỏa;
- Được đáng giá có các biểu hiện của thiếu máu chi dưới như đau cách hồi, đau khi nghỉ, loét không liền lại hoặc bị hoại tử;
- Đánh giá kết quả sau khi điều trị can thiệp hoặc thực hiện các phẫu thuật như nong, đặt stent bypass.
Cần làm gì khi có chỉ số ABI bất thường?
Tuỳ vào chỉ số ABI đo được mà bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị phù hợp, cụ thể:
- Thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học: Dừng lại việc hút thuốc lá, ăn nhiều chất xơ, ít đạm và cholesterol, thường xuyên tập thể dục thể thao…
- Dùng một số thuốc để kiểm soát các chỉ số đường huyết, huyết áp và lượng cholesterol, giảm mỡ máu.
- Dùng thuốc trị các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên như Cilostazol và Naftidrofuryl, thuốc hạ đường máu và chống tập kết tiểu cầu.
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phẫu thuật như: Mở thông mạch máu bị tắc, cắt bỏ khối u tắc nghẽn, bắc cầu động mạch ngoại biên hay tạo hình mạch đặt stent…
Đo ABI là phương pháp đo huyết áp động mạch cổ chân – cánh tay một cách nhanh chóng và dễ dàng, nhằm chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên. Việc đo ABI có thể phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe mạch máu, để từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bạn nên đo ABI định kỳ kể cả khi không có triệu chứng để có thể chẩn đoán và điều trị bệnh từ giai đoạn sớm (nếu có).
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe, cũng như đăng ký thăm khám tại BVĐK Hồng Hưng, hãy liên hệ đặt lịch ngay với chúng tôi:
- Qua Hotline: (0276) 3836 991 – 0941 6969 39
- Qua ứng dụng “BV Hồng Hưng – Đăng ký Khám bệnh” trên: CH Play (hệ điều hành Android) & App Store (hệ điều hành iOS)
—————————–
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG
Thời gian hoạt động: Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7
- Địa chỉ: 82 Phạm Văn Đồng, TX. Hòa Thành, Tây Ninh
- Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939
- Email: dichvukhachhang@honghunghospital.com.vn
- Fanpage: