Cảnh báo: ma túy tổng hợp thế hệ mới “ẩn nấp” trong môi trường học đường

Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến tháng 9/2023, có khoảng trên 81 nghìn người ở độ tuổi 16-30 tuổi nghiện và sử dụng trái phép chất ma túy (chiếm khoảng 38%), đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh – sinh viên.

Theo đánh giá từ các nguồn tiếp nhận, bệnh nhân có dấu hiệu sử dụng ma túy tổng hợp có trạng thái: kích thích, vật vã, rối loạn tâm thần hay hoang tưởng và những biểu hiện này thường xuất hiện rất sớm. Ma túy tổng hợp ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã, thường xuyên thay đổi hình thức, màu sắc, giá thành rẻ, dễ cất giấu, dễ sử dụng.

 Vậy tại sao học sinh – sinh viên lại dễ trở thành đối tượng được nhắm đến?

  • Ở lứa tuổi tiểu học, tội phạm ma túy dụ dỗ bằng cách cho sử dụng các chất gây nghiện “núp bóng” như bột giải khát, có khi giống đồ chơi…
  • Ở trẻ thành niên – sinh viên, chúng lợi dụng tâm lý thích trải nghiệm cái mới, thích thể hiện để dụ dỗ sử dụng các loại ma túy thế hệ mới trá hình dưới dạng tem thấm, cỏ thơm hay thuốc lá điện tử…
  • Một số trường hợp, đồ ăn – thức uống “núp bóng” có chứa thành phần ma túy được bán ở trước các cổng trường gây nên tình trạng “vô tình nghiện” cho học sinh khi ăn phải.

 Chính vì thế:

    • Bố mẹ cần quan tâm, chăm sóc, chú ý giáo dục, khuyến cáo trẻ nhiều hơn để tránh “con em chơi sớm nhưng cha mẹ biết muộn”
    • Nhà trường cũng cần tuyên truyền cho học sinh biết thêm về tác hại của ma túy & cảnh báo đến các em.

———————————————-

Xem thêm:

  • Ngày 26/6 hàng năm là “Ngày Thế giới phòng chống ma túy” và cũng là “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” ở Việt Nam.
  • Năm nay, ngày này được phát động với chủ đề “Chung tay xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy”

———————————————————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7