Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh không lây nhiễm nhưng phổ biến trên toàn cầu. Khoảng hơn 3,5 triệu người Việt đang mắc ĐTĐ, tỷ lệ này đang tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Dự kiến số người mắc ĐTĐ tại Việt Nam sẽ tăng lên gần 6.3 triệu vào năm 2045.
ĐTĐ là một bệnh chuyển hóa, biểu hiện bằng tình trạng tăng lượng đường trong máu một thời gian dài. Các triệu chứng của đường huyết cao bao gồm: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân nhiều. Nếu không chữa trị, bệnh ĐTĐ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi.
Chủ đề của Ngày Đái tháo đường Thế giới (World Diabetes Day – WDD) năm 2021 là tiếp cận dịch vụ chăm sóc bệnh ĐTĐ, tập trung vào tầm quan trọng của việc cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc bệnh ĐTĐ cho tất cả mọi người và nhu cầu cần hành động để ngăn ngừa bệnh ĐTĐ và các biến chứng do ĐTĐ gây ra.
Những người bị bệnh ĐTĐ cần được chăm sóc và hỗ trợ liên tục để sống tốt với bệnh ĐTĐ và tránh các biến chứng. Các yếu tố cơ bản của việc chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ bao gồm: tiếp cận với insulin và thuốc, giáo dục và hỗ trợ tâm lý. Những người sống chung với bệnh ĐTĐ cần được giáo dục liên tục và cập nhật để giúp họ kiểm soát tình trạng của mình.
⁉ Có những loại ĐTĐ nào?
• ĐTĐ típ 1
• ĐTĐ típ 2
• ĐTĐ thai kỳ
⁉ Làm sao để biết mình có bệnh ĐTĐ hay không?
• Xét nghiệm máu sau 8 giờ nhịn đói (đường huyết lúc đói) để biết được chính xác tình trạng đường huyết, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận tương ứng.
⁉ Những ai dễ mắc bệnh ĐTĐ?
Khác với ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ thai kỳ hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân, ĐTĐ típ 2 có những yếu tố nguy cơ:
* Yếu tố nguy cơ can thiệp được:
• Thừa cân béo phì
• Ít hoạt động thể lực
• Tăng huyết áp
• Rối loạn mỡ máu
• Tiền ĐTĐ
• Rối loạn đường huyết lúc mang thai
* Yếu tố nguy cơ không can thiệp được:
• Trên 40 tuổi
• Gia đình từng có người bị ĐTĐ
⁉ Phòng ngừa và điều trị ĐTĐ như thế nào?
Việc phòng ngừa và điều trị liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và tập luyện. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó chú ý nhiều rau quả và trái cây; hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn (fast food), thực phẩm nhiều tinh bột; tránh thực phẩm nội tạng động vật, thức uống nhiều đường (nước ngọt); luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần; kiểm soát cân nặng BMI từ 18-25. Trong đó, quan trọng nhất là việc khám tầm soát ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh (6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ) và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh.
Hãy bảo vệ bản thân và gia đình bạn từ những việc làm đơn giản nhất, những hành động thiết thực nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh ĐTĐ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Xem thêm:
• Những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh ĐTĐ
• Bệnh ĐTĐ ở người cao tuổi và những lưu ý không thể bỏ qua
Phòng khám Nội tiết tại BVĐK Hồng Hưng:
- Đội ngũ y bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm
- Chấp nhận thanh toán BHYT trên toàn quốc
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe, cũng như đăng ký thăm khám tại PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT (PK SỐ 14)
Quý bà con vui lòng liên hệ Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939
—————————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG
Thời gian phục vụ: Từ Thứ hai đến Thứ bảy hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00
- Địa chỉ: 187 Phạm Văn Đồng, TX. Hòa Thành, Tây Ninh
- Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939
- Email: info@honghunghospital.com.vn
- Website: www.honghunghospital.com.vn
- Fanpage: Hong Hung Hospital