1. Bất dung nạp lactose là gì? Tại sao cần quan tâm?
Lactose là loại đường chính có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Bất dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể trẻ thiếu men lactase – loại men giúp tiêu hóa đường lactose trong ruột non. Khi không tiêu hóa được lactose, đường này đi xuống ruột già, gây khó chịu tiêu hóa như chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng sau khi uống sữa. Tình trạng này không phải dị ứng và không nguy hiểm tính mạng nhưng nếu không nhận biết và điều chỉnh sớm có thể làm trẻ biếng ăn, sụt cân, ảnh hưởng tăng trưởng và chất lượng sống.
2. Dấu hiệu nhận biết: Trẻ bị bất dung nạp lactose có biểu hiện gì?
- Các triệu chứng thường xuất hiện từ vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa hoặc ăn sản phẩm có chứa sữa, bao gồm:
- Buồn nôn, có thể nôn ói;
- Đầy bụng, đau bụng, chướng hơi, xì hơi nhiều;
- Tiêu chảy loãng, phân có mùi chua hoặc lẫn bọt, sôi bụng;
- Ở trẻ lớn có thể than mệt mỏi, khó chịu sau khi uống sữa. Ở trẻ nhỏ, biểu hiện có thể là quấy khóc, bỏ bú, xì hơi nhiều, phân chua hoặc đi cầu nhiều lần trong ngày;
- Quan trọng: Bất dung nạp lactose không gây nổi ban, sưng phù hay khó thở như dị ứng.
3. Làm sao để biết chắc trẻ bị bất dung nạp lactose?
-
Bất dung nạp lactose có thể được nghi ngờ khi triệu chứng xuất hiện đều đặn sau mỗi lần dùng sữa hoặc sản phẩm từ sữa và biến mất khi ngừng dùng.
-
Nếu nghi ngờ bất dung nạp lactose, bác sĩ có thể tư vấn tạm ngưng dùng sản phẩm chứa lactose vài ngày, nếu hết triệu chứng thì khả năng cao do bất dung nạp lactose.
-
Bác sĩ sẽ loại trừ các nguyên nhân khác như tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh Celiac… trước khi chẩn đoán xác định.
-
Bất dung nạp lactose được phân loại dựa trên nguyên nhân gây thiếu hụt enzyme lactase. Có 5 thể chính:
- Bất dung nạp lactose nguyên phát: Thường gặp.
-
-
-
Cơ chế: giảm dần hoạt động của men lactase theo tuổi;
-
Đặc điểm: thường khởi phát sau 2 tuổi, phổ biến ở người châu Á, châu Phi, Mỹ Latin;
-
Lâm sàng: đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng sau khi uống sữa.
-
-
-
- Bất dung nạp lactose thứ phát: Thường gặp ở trẻ nhỏ sau tiêu chảy cấp.
-
-
-
Cơ chế: do tổn thương niêm mạc ruột non làm giảm tiết lactase.
-
Nguyên nhân thường gặp: viêm ruột cấp, tiêu chảy kéo dài, bệnh Celiac…
-
Phục hồi được sau khi niêm mạc ruột lành.
-
-
-
- Bất dung nạp lactose bẩm sinh.
-
-
-
Cơ chế: đột biến gene LCT, gây thiếu hoàn toàn lactase từ khi mới sinh;
-
Rất hiếm, có tính di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường;
-
Biểu hiện: tiêu chảy nặng, mất nước sớm sau bú mẹ hoặc sữa công thức;
-
Cần chẩn đoán sớm và thay thế bằng sữa không lactose.
-
- Bất dung nạp lactose do phát triển chưa hoàn thiện.
-
Gặp ở: trẻ sinh non dưới 34 tuần tuổi thai;
-
Cơ chế: hệ tiêu hóa chưa trưởng thành, lactase chưa được tiết đủ;
-
Thường tự cải thiện khi trẻ phát triển thêm vài tuần sau sinh.
-
Cần chế độ ăn tạm thời không lactose.
-
- Bất dung nạp lactose tâm lý.
-
4. Cách xử trí và điều trị bất dung nạp lactose
Bất dung nạp lactose không cần thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với mức độ dung nạp của từng trẻ.
- Giảm hoặc loại bỏ thực phẩm chứa lactose: gồm sữa tươi, sữa đặc, sữa bột thông thường, phô mai tươi, kem, sữa chua ngọt…
- Thay thế bằng sữa không chứa lactose (sữa lactose-free), sữa công thức không chứa lactose (lactose-free formula) hoặc sữa đậu nành (ở trẻ >6 tháng tuổi, có chỉ định).
- Sữa mẹ vẫn có thể dùng được vì lactose trong sữa mẹ ít gây vấn đề.
5. Làm sao để phòng tránh hoặc giảm nguy cơ?
- Không cần phòng tránh lactose ở mọi trẻ nếu trẻ vẫn tiêu hóa tốt;
- Sau tiêu chảy cấp, men lactase có thể bị suy giảm tạm thời, nên cho trẻ dùng sữa không lactose trong vài ngày để ruột phục hồi;
- Theo dõi sát các triệu chứng tiêu hóa sau khi dùng sản phẩm từ sữa để phát hiện bất thường sớm;
- Với trẻ đã được chẩn đoán bất dung nạp lactose, tập cho trẻ ăn lại lượng nhỏ sữa theo hướng dẫn bác sĩ để tăng mức dung nạp dần theo thời gian;
- Không tự ý cấm hoàn toàn sữa, vì dễ gây thiếu canxi và vitamin D, ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và xương.
6. Lời khuyên dành cho phụ huynh
- Bất dung nạp lactose không phải bệnh nguy hiểm và có thể cải thiện theo thời gian, nhất là ở trẻ nhỏ;
- Nếu nghi ngờ con không tiêu hóa được sữa, hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa trước khi đổi loại sữa;
- Không tự ý loại bỏ nhóm thực phẩm lớn như sữa khỏi khẩu phần ăn lâu dài nếu chưa có chỉ định, vì dễ gây mất cân đối dinh dưỡng;
- Ghi nhật ký ăn uống và triệu chứng, giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá tình trạng và hướng dẫn xử trí chính xác.
Tài liệu tham khảo
- Misselwitz B, Butter M, Verbeke K, Fox MR. Update on lactose malabsorption and intolerance: pathogenesis, diagnosis and clinical management. Gut. 2019;68(11):2080–2091. https://doi.org/10.1136/gutjnl-2019-318404
- Heyman MB. Lactose intolerance in infants, children, and adolescents. Pediatrics. 2006;118(3):1279–1286. https://doi.org/10.1542/peds.2006-1721
Biên soạn bởi: BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Tuấn
Bác sĩ Khoa Nhi – Đơn nguyên sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng
———————————————————————–
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG
Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 6h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7
- Địa chỉ: 82 Phạm Văn Đồng, Hiệp Long, Thanh Điền, Tây Ninh
- Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939
- Email: dichvukhachhang@honghunghospital.com.vn
- Fanpage: