Người bệnh đái tháo đường có lượng đường trong máu tăng cao hoặc giảm đột ngột có thể ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí nếu mức đường huyết vượt ngưỡng dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần theo dõi đường huyết liên tục để theo dõi lượng đường trong máu nhằm kiểm soát đường huyết ổn định.
Theo dõi đường huyết liên tục là gì?
Thiết bị được gọi là hệ thống theo dõi đường huyết liên tục (Continuous Glucose Monitor – CGM) đã được FDA chấp thuận qua việc kiểm soát mức đường máu ngày và đêm. CGM thu thập thông tin tự động trong thời gian mỗi 5 phút/lần, giúp bác sĩ điều trị có thể theo dõi xuyên suốt tình trạng đường huyết của người bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có đánh giá và phác đồ điều trị tốt hơn, đồng thời quản lý bệnh tiểu đường ở người bệnh đạt hiệu quả cao.
Tại sao cần sử dụng CGM?
Không giống các thiết bị đo đường huyết truyền thống, CGM là thiết bị:
- Theo dõi đường huyết liên tục cung cấp cho người bệnh nồng độ đường huyết hiện tại, lịch sử đường huyết trong 8 giờ gần nhất.
- Mũi tên dự đoán xu hướng thay đổi của đường huyết: đang tăng, giảm hoặc ổn định.
- Thể hiện đỉnh của đường máu lúc sáng sớm.
- Đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn và luyện tập thể dục đến mức đường máu.
- Giúp bác sĩ xác định kế hoạch điều trị dựa trên cơ sở dữ liệu đường huyết.
- Đầu đọc dữ liệu lưu trữ được đến 90 ngày.
Các phương tiện theo dõi đường huyết liên tục
Theo dõi đường huyết liên tục được phân 2 nhóm: hệ thống theo dõi đường huyết liên tục Real-time và hệ thống theo dõi liên tục cho thông số ngắt quãng.
-
Hệ thống Real-time (rtCGM) cho giá trị tức thời của đường huyết người bệnh, đường biểu diễn đường huyết liên tục theo thời gian.
-
Hệ thống theo dõi đường huyết ngắt quãng (Intermittent scanned – IsCGM) cho kết quả trước đó một thời điểm, thường cho 288 lần giá trị đường huyết trong ngày.
Vận hành của máy đo đường huyết liên tục (CGM)
Máy gồm 2 bộ phận chính: bộ cảm biến glucose và bộ truyền dữ liệu.
- Bộ cảm biến glucose: là một thiết bị nhỏ được đặt ngay dưới da, thường là trên vùng bụng hoặc cánh tay. Cảm biến CGM giúp đo lường mức đường trong máu ở dịch ngoại bào.
- Bộ truyền dữ liệu (bộ phát và bộ thu): Tín hiệu đầu vào được ghi lại, hiệu chuẩn thành nồng độ đường tương ứng trong máu. Sau đó, máy sẽ gửi thông tin “không dây” đến màn hình. Một số máy CGM có thể gửi kết quả đo trực tiếp tới điện thoại hoặc máy tính bảng có kết nối thông qua kết nối Bluetooth.
Chú ý: Nếu lượng đường giảm xuống mức thấp hoặc tăng cao nguy hiểm, màn hình sẽ phát ra âm thanh cảnh báo.
Đối tượng cần theo dõi đường huyết liên tục
Qua các nghiên cứu, đồng thuận của các Hiệp hội như: Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, Hiệp hội Đái tháo đường của các quốc gia, Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam cũng đưa ra khuyến cáo sử dụng ở một số đối tượng người bệnh như:
- Thường xuyên hạ đường huyết (glucose < 7,0%) mà không gây hạ đường huyết (glucose < 3,9mmol/L).
- Trước và trong khi mang thai (đái tháo đường thai kỳ).
- Người bệnh có HbA1c ≥ 7,0% và có điều kiện sử dụng CGM (máy đo đường huyết liên tục).
- Người bệnh đang nằm viện điều trị vì bệnh cấp tính cần theo dõi sát đường huyết.
- Những người bệnh có mong muốn quản lý bệnh đái tháo đường tốt hơn.
Lưu ý khi sử dụng thiết bị đo đường huyết liên tục
- Bộ phận cảm biến gắn vào da cần phải theo đúng hướng dẫn, vị trí, bộ phận có thể không ngấm nước trong thời gian dưới 2 giờ.
- Chuyển dữ liệu sang máy tính (để phân tích lâu dài) hoặc điện thoại.
- Hệ thống theo dõi đường huyết Real-time phải cân chỉnh mỗi 8 giờ (calibration) giúp cho thiết bị hoạt động chính xác hơn.
- Kết quả đường huyết nếu so sánh với đường huyết mao mạch hay tĩnh mạch có thể khác biệt. Tuy nhiên sự khác biệt này cho phé Các dữ liệu trong đầu đọc được phân tích và hợp tác với bác sĩ để hiểu rõ hơn.
- Chất keo dính vào da sẽ bị ảnh hưởng khiến dễ rớt, chất keo có thể gây dị ứng da tại chỗ.
Tài liệu tham khảo
- Professional, C. C. M. (2024, September 9). Continuous glucose monitoring (CGM). Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/continuous-glucose-monitoring-cgm.
- Bộ Y Tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 năm2020. https://daithaoduong.kcb.vn/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri.
Biên soạn bởi: BS. CKI Lê Thành Thái
Bác sĩ Khoa Nội tiết và lão khoa, Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng
———————————————————————–
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG
Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 6h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7
- Địa chỉ: 82 Phạm Văn Đồng, Hiệp Long, Thanh Điền, Tây Ninh
- Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939
- Email: dichvukhachhang@honghunghospital.com.vn
- Fanpage: