Bệnh động mạch ngoại biên & Những điều cần biết

Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Arterial Disease – PAD) là tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch, thường xảy ra ở chi dưới, làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân. Đây là một dạng của xơ vữa động mạch và là dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh tim mạch hoặc đột quỵ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế, PAD là bệnh lý thầm lặng nhưng nguy hiểm, có thể gây hoại tử chi, cắt cụt chân nếu không điều trị kịp thời.

dong mach ngoai bien

Nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh chủ yếu do xơ vữa động mạch – tình trạng hình thành mảng bám (cholesterol, canxi, tế bào viêm) trong thành động mạch. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Hút thuốc lá (nguy cơ cao nhất)
  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn lipid máu (mỡ máu cao)
  • Lối sống ít vận động
  • Tuổi cao (>50 tuổi).

Triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên

Nhiều người bệnh không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp:

  1. Đau cách hồi:
  • Đau, mỏi bắp chân khi đi bộ, giảm khi nghỉ
  • Càng đi càng đau, nghỉ lại đỡ.
  1. Dấu hiệu thiếu máu chi:
  • Lạnh chân, tê bì, yếu cơ
  • Da chân nhợt nhạt, khô, rụng lông vùng chi
  • Móng chân giòn, chậm mọc.
  1. Vết loét hoặc hoại tử:
  • Loét lâu lành ở ngón chân, gót chân
  • Trường hợp nặng có thể hoại tử và phải cắt cụt chi.

Các biến chứng nguy hiểm

  • Hoại tử chi
  • Loét lâu lành dễ nhiễm trùng
  • Thuyên tắc mạch gây nhồi máu chi
  • Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Cách phòng ngừa hiệu quả

  • Ngưng hút thuốc
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Kiểm tra định kỳ các yếu tố nguy cơ (mỡ máu, đường huyết, huyết áp)
  • Điều trị sớm các bệnh lý nền

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mạch máu khi nhận thấy các dấu hiệu:

  • Đau mỏi chân khi đi bộ, giảm khi nghỉ
  • Lạnh chân, thay đổi màu da ở chân
  • Vết loét không lành sau 2 tuần
  • Có tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đường, hút thuốc lâu năm

Phòng khám Chuyên khoa Lồng ngực – Mạch máu tại BVĐK Hồng Hưng

Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực mạch máu, chúng tôi luôn đồng hành cùng người bệnh trong hành trình chăm sóc sức khỏe, tập trung điều trị các vấn đề thường gặp như:

  • Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Loét do suy tĩnh mạch mạn tính
  • Rối loạn tuần hoàn chi dưới.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, bao gồm: máy siêu âm Doppler mạch máu, máy đo chỉ số ABI, hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)… giúp hỗ trợ chẩn đoán sớm, chính xác các bệnh lý mạch máu và điều trị kịp thời.

Phác đồ điều trị được xây dựng toàn diện, phù hợp với từng bệnh nhân:

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc
  • Hướng dẫn vật lý trị liệu và các bài tập hỗ trợ tuần hoàn
  • Tư vấn sử dụng vớ y khoa đúng cách
  • Can thiệp tiểu phẫu khi cần thiết.

Để được tư vấn cụ thể hoặc đăng ký thăm khám tại BVĐK Hồng Hưng, Quý bà con có thể liên hệ đặt lịch với chúng tôi:

———————————————————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7