Những điều bạn cần lưu ý khi tiêm phòng HPV

Vi-rút HPV lây nhiễm cho cả nữ giới lẫn nam giới. Độ tuổi bệnh dễ hình thành và phát triển từ 15 đến 24 tuổi. Ở nữ giới, độ tuổi này chiếm tỷ lệ đến 62.8%. Vi-rút HPV là nguyên nhân của gần như 100% các ca Ung thư CTC ở nữ giới. Vì thế, vắc-xin HPV cần tiêm sớm theo khuyến cáo, bên cạnh đó, có nhiều lưu ý khi tiêm phòng HPV mà mọi người cần chú ý để thực hiện đúng.

luu y khi tiem phong hpv

Vi-rút HPV có thể lây nhiễm qua các đường tiếp xúc nào?

  • Vi-rút HPV không những lây lan qua đường tình dục
  • Lây nhiễm khi vô tình tiếp xúc giữa da với da. Da với niêm mạc của người bị nhiễm HPV
  • Hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân

Một số lưu ý tiêm ngừa HPV, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Đối tượng cần lưu ý khi tiêm phòng HPV

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm: khi có các tiền sử dị ứng nặng hoặc các bệnh lý nghiêm trọng phải nên thăm khám để Bác sĩ tư vấn.

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú tiêm HPV được không? Vắc-xin HPV không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai nhưng có thể tiêm sau khi sinh con. Nếu bạn đang cho con bú, vắc-xin vẫn được coi là an toàn nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lịch tiêm phòng HPV

Chỉ tiêm phòng HPV 1 mũi có được không? Vắc-xin HPV thường được tiêm theo 2 hoặc 3 liều, tùy vào độ tuổi và loại vắc-xin. Nếu bạn bắt đầu tiêm khi dưới 15 tuổi, bạn chỉ cần 2 liều cách nhau 6-12 tháng. Nếu trên 15 tuổi, cần tiêm đủ 3 liều trong vòng 6 tháng.

Không bỏ sót liều nào: Để đảm bảo hiệu quả tối đa, bạn cần hoàn thành đầy đủ số liều theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ có thể gặp phải

Phản ứng tại chỗ tiêm: có thể bị đau, đỏ, sưng tại chỗ tiêm và sẽ hết sau vài ngày.

Sốt nhẹ hoặc cảm giác mệt mỏi: triệu chứng này thường không kéo dài và có thể được giảm bớt bằng thuốc hạ sốt thông thường.

Chóng mặt hoặc ngất: Để tránh việc bị ngất hoặc té ngã do chóng mặt, bạn nên ngồi hoặc nằm nghỉ trong vài phút sau khi tiêm.

Những trường hợp chống chỉ định không tiêm vắc-xin HPV

  • Nhiễm trùng nặng hoặc bệnh cấp tính.
  • Dị ứng với vắc-xin hoặc thành phần trong vắc-xin: Nếu bạn đã từng bị dị ứng nặng (ví dụ sốc phản vệ) với một loại vắc-xin nào đó, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn thêm.

Tiêm vắc-xin HPV không phải là vắc-xin 100% bảo vệ

Vắc-xin chỉ bảo vệ với các chủng HPV phổ biến: Mặc dù vắc-xin HPV có thể ngăn ngừa nhiễm các chủng HPV gây ung thư và mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) nhưng không bảo vệ được tất cả các chủng HPV. Vì vậy, bạn vẫn cần duy trì các biện pháp phòng ngừa khác như xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung (PAP smear) định kỳ.

Tiêm phòng HPV không thay thế việc bảo vệ khi quan hệ tình dục

Lưu ý khi tiêm phòng HPV không bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Dù tiêm vắc-xin HPV, bạn vẫn cần thực hiện các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dụcđể giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục khác.

Lưu ý đối với nam giới

Mặc dù vắc-xin HPV chủ yếu được khuyến cáo cho nữ giới để phòng ngừa ung thư cổ tử cung nhưng nam giới cũng có thể tiêm để phòng ngừa ung thư hậu môn, ung thư dương vật và mụn cóc sinh dục.

Trên đây là những lưu ý khi tiêm phòng HPV mà mọi người cần biết để đảm bảo quá trình tiêm ngừa diễn ra an toàn và hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên và hướng dẫn cụ thể phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Để được tư vấn chi tiết, giải đáp thắc mắc liên quan đến mũi tiêm, liệu trình và những lưu ý khi tiêm, Quý bà con vui lòng liên hệ:

———————————————————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7