SUY GIÃN TĨNH MẠCH – Nhân viên văn phòng cần lưu ý!

Suy giãn tĩnh mạch chân là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt là ở những người làm công việc văn phòng. Việc ngồi lâu, ít vận động có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đối với hệ tĩnh mạch. Bạn có biết, theo 1 thống kê, cứ 5 người làm văn phòng thì có 1 người thừa nhận không ra khỏi bàn làm việc trong suốt 1 ngày.

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân ở nhân viên văn phòng

Ở cơ chế bình thường, dòng máu tĩnh mạch từ chân trở về tim được duy trì theo một chiều từ dưới đi lên (ngược với chiều trọng lực khi ở tư thế đứng) là nhờ hệ thống van tĩnh mạch, lực hút được tạo ra do hoạt động của tim, cơ thành ngực và lực ép của khối cơ cẳng chân.

Khi đứng hoặc ngồi lâu thì máu trong tĩnh mạch chân sẽ bị dồn xuống và ứ lại, làm tăng áp lực trong những tĩnh mạch, gây khó khăn trong việc đưa máu trở về tim. Lâu ngày sẽ làm tổn thương van, khi đó bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ xảy ra.

Suy van tĩnh mạch có thể xảy ra ở từng vùng hoặc toàn bộ chân.

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới 

Triệu chứng ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện. Người bệnh có biểu hiện như ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều. Vào đêm có hiện tượng vọp bẻ, cảm giác kiến bò trong ống chân. Lúc này các mạch máu chưa nổi lên nên chúng ta thường lơ đi và suy nghĩ rằng nghỉ ngơi rồi sẽ khỏe lại.

Ở giai đoạn tiếp theo sẽ có biểu hiện rõ hơn giai đoạn đầu. Các hiện tượng như: chân bạn bị phù, phù ở mắt cá hoặc bàn chân, khi mang giày hoặc dép có cảm giác chật hơn bình thường, các mạch máu nổi lên trên da và thành từng búi. Kiểm tra độ phù bằng cách ấn ngón tay vào và xuất hiện vết lõm của ngón tay trên da.

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân thể hiện rõ rệt nhất ở việc bị lở loét trên chân. Vết loét ngày càng to và sâu, bên cạnh vết loét chính còn có các vết loét nhỏ bao quanh. Kèm theo là da sạm và phù.

Các biện pháp giảm thiểu tác động từ công việc

Công việc văn phòng yêu cầu ngồi lâu một chỗ, điều này có thể gây áp lực lớn lên hệ tĩnh mạch. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp giảm thiểu tác động này.

Đứng dậy và di chuyển thường xuyên

  • Hãy tạo thói quen đứng dậy và di chuyển mỗi giờ một lần, thậm chí chỉ cần vài phút cũng giúp cải thiện lưu thông máu.
  • Sử dụng bàn làm việc đứng để thay đổi tư thế làm việc, giảm áp lực lên tĩnh mạch.

Thực hiện các bài tập kéo giãn và xoay cổ chân

  • Khi ngồi, hãy thường xuyên thực hiện các động tác kéo giãn cơ bắp chân và xoay cổ chân để giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Bài tập như đứng lên nhón gót và hạ xuống liên tục trong vài phút cũng rất hiệu quả.

Sử dụng ghế ngồi phù hợp

  • Chọn ghế có hỗ trợ tốt cho lưng và đặt chân ở vị trí thoải mái, tránh để chân treo lơ lửng.
  • Điều chỉnh chiều cao ghế sao cho bàn chân chạm đất hoặc sử dụng bệ để chân nếu cần thiết.

Mang tất nén y khoa

  • Tất nén y khoa có thể giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, hỗ trợ lưu thông máu từ chân về tim hiệu quả hơn.

Công việc văn phòng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tĩnh mạch nhưng với những biện pháp gợi ý trên và những bài tập vận động đơn giản, chúng ta có thể giảm thiểu những tác động này. Việc duy trì một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cùng với việc áp dụng các bài tập vận động tại chỗ, sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe tĩnh mạch hiệu quả. Hãy luôn nhớ rằng sức khỏe là tài sản quý giá nhất và chăm sóc sức khỏe tĩnh mạch là một phần quan trọng trong việc duy trì một cuộc sống lành mạnh và năng động.

Tại BVĐK Hồng Hưng, với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm nhiều năm trong chẩn đoán và điều trị tĩnh mạch, Phòng khám Lồng ngực – Mạch máu luôn là nơi tin tưởng đồng hành cùng bà con trong chăm sóc sức khoẻ.

Là đơn vị chuyên sâu trong thăm khám và điều trị các bệnh lý mạch máu (tĩnh mạch – động mạch).

Tập trung điều trị các tình trạng như:

  • Suy giãn tĩnh mạch chân
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Loét do suy tĩnh mạch mạn tính
  • Rối loạn tuần hoàn chi dưới

Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn sâu về mạch máu – lồng ngực.

Trang thiết bị hiện đại hỗ trợ chẩn đoán chính xác (siêu âm Doppler mạch máu, thiết bị đo chỉ số ABI…).

Phương pháp điều trị toàn diện:

  • Điều trị nội khoa – dùng thuốc
  • Vật lý trị liệu – bài tập hỗ trợ tuần hoàn
  • Tư vấn mang vớ y khoa đúng cách
  • Can thiệp tiểu phẫu khi cần thiết

Ưu tiên phát hiện sớm – điều trị đúng – theo dõi lâu dài.

Để được tư vấn cụ thể hoặc đăng ký thăm khám tại BVĐK Hồng Hưng, Quý bà con có thể liên hệ đặt lịch với chúng tôi:

———————————————————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7