Tán sỏi ngoài cơ thể – Giải pháp giảm thiểu nỗi lo cho những bệnh nhân sỏi thận, sỏi niệu quản…

1. Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

Đây là phương pháp điều trị sỏi niệu ít xâm lấn, không có vết mổ. Nguyên lý chính là dùng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào viên sỏi với một áp lực cao làm viên sỏi vỡ vụn ra, có thể thành cát, sau đó bài tiết ra ngoài theo đường tự nhiên.
 

2. Chuẩn bị bệnh nhân

  • Hồ sơ bệnh án đầy đủ
  • Kiểm tra kỹ sinh hiệu, hỏi bệnh sử và khám lâm sàng kỹ để chẩn đoán, phát hiện chống chỉ định.
  • Bilan chẩn đoán sỏi: siêu âm, KUB, Ct Scan hệ niệu, UIV, TPTTBM, TPTNT, ure, creatinin, cấy + KSĐ nước tiểu
  • Các xét nghiệm: X quang phổi, ECG, TQ, TCK, INR, AST, ALT, glycemie
  • Biên bản hội chẩn
  • Chuẩn bị cho bệnh nhân về mặt tâm lý, sự phối hợp cần thiết trong quá trình tán sỏi.

3. Chuẩn bị Ekip

  • Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu,
  • Điều dưỡng
  • Kỹ thuật viên  X-quang 

4. Phương pháp vô cảm

Trong trường hợp cần thiết (bệnh nhân lo lắng hoặc đau nhiều trong khi tán) có thể dùng thuốc an thần hoặc giảm đau.
  • Seduxen 10mgx1ống/BT trước tán 10 phút-15phút.
  • Hoặc Dolargan 0,1×1ống/BT.
  • Hoặc Voltaren 75 mg (tb), mobic 15 mg (tb)….
  • BN được truyền dịch, theo dõi M, HA, điện tim (khi cần thiết).

5. Quy trình, ký thuật tán sỏi

5.1. Xác định các thông số kỹ thuật.
  • Vị trí sỏi trên màn hình trùng với tiêu điểm tán
  • Số lần phát xung trong 1 lần điều trị.
  • Công suất của mỗi xung.
  • Liều tán sỏi là mức năng lượng đo được trong thời gian tán, được tích luỹ trên tổng số các lần phát xung của 1 ca tán sỏi.
5.2. Chú ý:
  • Với sỏi thận: 1 lần điều trị không vượt quá 3.000 lần phát xung với 100% công suất. Công suất phát thường dùng: 80% công suất của máy (nếu thấp hơn thì hiệu suất phá sỏi sẽ không đạt)
  • Với các sỏi niệu quản: có thể tăng số lần phát xung cao hơn, nhưng cũng không nên quá 4000 lần với 100% công suất.
  • Nếu sỏi nằm trên cao (gần phổi), có thể sử dụng tấm Styrofoam có độ dày ≥ 1 cm (hoặc vật liệu tương đương) để che phủ bảo vệ phổi.
  • Sỏi được tán vỡ có thể trong 1,2 hoặc 3 lần tán. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước sỏi, số lượng sỏi, thành phần hoá học của sỏi, kinh nghiệm của bác sĩ. Khoảng cách thời gian tối thiểu giữa hai lần tán sỏi là 02 tuần trở lên. Nếu sau 3 lần tán sỏi không vỡ, cần xem xét khả năng chuyển phương pháp điều trị khác.
  • Để tán sỏi có hiệu quả, viên sỏi được tán phải nằm trong môi trường có nước tiểu bao quanh (sỏi không bị găm vào nhu mô thận).

6. Điều trị và theo dõi sau tán sỏi ngoài cơ thể

1. Ngay sau tán sỏi: BN ngồi (hoặc nằm) nghỉ tại chỗ, sau khoảng 30 phút, nếu tình trạng ổn định (không đau, tiểu trong hoặc hồng nhạt, sinh hiệu ổn) có thể cho về nhà kèm theo lời chỉ dẫn tự theo dõi và tái khám.
2. Kê đơn thuốc gồm: (1 đợt từ 5-7 ngày)
  • Kháng sinh
  • Thuốc cầm máu (nếu bệnh nhân tiểu hồng).
  • Chống co thắt
  • Chống viêm phù nề
3. Hẹn tái khám sau 01 tuần.
4. Những dấu hiệu cần trở lại bệnh viện kiểm tra và theo dõi:
  • Đái máu kéo dài trên 5 ngày.
  • Có cơn đau dữ dội vùng thận (cơn đau quặn thận).
  • Sốt, lạnh run ≥ 39 độ C.
Tán sỏi ngoài cơ thể được biết đến như là một can thiệp tối thiểu, nhằm giải quyết căn nguyên gây ra các cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản, sỏi thận cho bệnh nhân. Các ưu điểm nổi bật của phương pháp này:
  • Ít gây ảnh hưởng đến thận;
  • Thời gian lưu viện ngắn (1 – 2 ngày), tiết kiệm chi phí điều trị;
  • Quá trình thực hiện nhẹ nhàng, không gây đau như mổ;
  • Không phẫu thuật nên không phát sinh các vấn đề chảy máu hoặc bị nhiễm trùng vết mổ, để lại sẹo.
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe, cũng như đăng ký thăm khám tại BVĐK Hồng Hưng, hãy liên hệ đặt lịch ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939.
 
🏥 BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG
⏰ Thời gian phục vụ: Từ thứ hai đến chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 đến 16h00
• Địa chỉ: 187 Phạm Văn Đồng, TX. Hòa Thành, Tây Ninh
• Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939
• Email: info@honghunghospital.com.vn
• Website: www.honghunghospital.com.vn
• Fanpage: Hong Hung Hospital