Bệnh nghề nghiệp ở giáo viên

Từ xưa đến nay, nghề nhà giáo luôn là ngành nghề được xem là ươm mầm cho đất nước. “Vì lợi ích mười năm trồng cây – Vì lợi ích trăm năm trồng người” – trích lời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho thấy giáo viên là một ngành nghề cao quý và có vai trò to lớn trong việc hình thành, phát triển con người.


Giáo viên chỉ quanh quẩn bên bục giảng, sân trường; không cần khuân vác nặng hay làm việc dưới cái nắng oi bức, những tưởng là nhẹ nhàng; nhưng thực ra người làm nghề giáo vẫn thường bị đeo bám bởi nhiều căn bệnh dai dẳng; phần nào tác động, làm giảm hiệu suất trong việc giảng dạy. Cùng BVĐK Hồng Hưng điểm qua một số bệnh lý mà các giáo viên hay mắc phải và lời khuyên tương ứng từ các y bác sĩ, Quý bà con nhé.
Bệnh đường hô hấp
Do điều kiện giảng dạy ở nước ta còn hạn chế, đa phần các trường học vẫn đang sử dụng phấn trắng, bảng đen làm công cụ giảng dạy. Tại những thành phố, những tỉnh phát triển, có điều kiện để sử dụng phấn không bụi, bảng từ hoặc bút lông, bảng trắng; nhưng tại những vùng quê nghèo hay những vùng cao, nơi điều kiện giảng dạy còn hạn chế, thầy cô đến lớp vượt qua hàng chục cây số đường rừng thì viên phấn trắng cũng đã quá quý với họ, nên việc có quan tâm đến đó là phấn gì, hay bút gì không còn là vấn đề lớn nữa.


Chính vì vậy, việc hít bụi phấn lâu ngày, gây tích tụ là nguyên nhân khiến cho phần lớn giáo viên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản hay thậm chí là lao phổi… nhiều bệnh lý chuyển sang giai đoạn mạn tính, khó điều trị.
Để khắc phục tình trạng trên và cải thiện điều kiện giảng dạy, Quý Thầy cô nên:

  • Sử dụng phấn viết không bụi
  • Lau bảng bằng khăn ẩm
  •  Vệ sinh không gian lớp học thông thoáng & sạch sẽ

Bệnh về họng và thanh quản
Tính chất của công việc giảng dạy cần nói nhiều, nói với âm thanh lớn và nói liên tục mỗi ngày. Vì vậy, đau rát họng là triệu chứng thường gặp ở nhiều giáo viên. Đau rát họng dễ dẫn đến viêm họng hạt, lâu ngày chuyển thành bệnh mạn tính; nguy cơ khàn tiếng, mất tiếng là rất cao, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc.


Để phòng tránh những ảnh hưởng đến họng và thanh quản, Quý thầy cô có thể:

  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ giảng dạy như loa, micro
  • Hạn chế uống nước đá lạnh
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin trong bữa ăn, nhằm tăng sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của vi-rút, vi khuẩn.

Bệnh xương khớp, mạch máu
Công việc giáo viên với cường độ đứng nhiều, đứng trong thời gian kéo dài cả 2 buổi học trong ngày ảnh hưởng rất nhiều đến mạch máu chi dưới. Ngược lại, đêm về soạn giáo án hay chấm bài thi lại là công việc ngồi lâu, ngồi không đúng tư thế cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến xương khớp về lâu dài.


Các bệnh về xương khớp và mạch máu giáo viên thường gặp, bao gồm: đau/vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, thoái hóa đầu gối, suy giãn tĩnh mạch,…
Để phòng ngừa các bệnh lý này, Quý thầy cô nên:

  • Nghỉ ngơi xoa bóp chân vào giờ giải lao
  • Trong giảng dạy thường xuyên thay đổi tư thế đứng ngồi xen kẽ
  • Hạn chế mang giày cao gót, giày quá chật để tránh ảnh hưởng đến tuần hoàn máu

Chứng suy nhược thần kinh & stress
Nghề dạy học là nghề lao động trí óc liên tục, thường xuyên suy nghĩ nhiều vấn đề như trong chuyên môn hoặc các vấn đề cá nhân của học sinh. Chính vì thế, giáo viên rất dễ kiệt sức, mệt mỏi, đau đầu. Ngoài ra còn có thể bị các chứng như: rối loạn giấc ngủ, hay quên, căng thẳng, lo âu,…


Để phòng ngừa và giảm thiểu các triệu chứng này, Quý thầy cô cần:

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Hít thở sâu khi cảm thấy căng thẳng

Kết luận
Phương pháp phòng ngừa và giảm thiểu những triệu chứng liên quan đến bệnh nghề giáo là thế, nhưng vẫn có những căn bệnh khi mới khởi phát thường không có triệu chứng rõ rệt. Quý thầy cô cần quan tâm sức khỏe hơn bằng việc thực hiện thăm khám, kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để giúp nhận diện sớm và có phương hướng điều trị cụ thể.
BVĐK Hồng Hưng tự hào sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế nhiều kinh nghiệm, luôn mang trong mình sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng cùng giá trị cốt lõi ĐẠO ĐỨC – AN TOÀN – CHẤT LƯỢNG – SÁNG TẠO, giúp người dân an tâm chữa trị và trải nghiệm những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thật chất lượng – an toàn với chi phí hợp lý.

————————————

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

  • Thời gian hoạt động:
    • Khám ngoại trú: Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00
    • Cấp cứu: 24/7