Chủ động phòng tránh bệnh Tay Chân Miệng cho trẻ mùa dịch

Bệnh Tay Chân Miệng là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt và mụn nước thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng.

1. Ai dễ mắc Tay Chân Miệng nhất?

Bệnh Tay Chân Miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm vi-rút và mắc bệnh cao hơn vì sức đề kháng và miễn dịch của các bé yếu hơn người lớn. Trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm vi-rút cũng không phải là hiếm dù đã có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt hơn trẻ nhỏ.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh Tay Chân Miệng

Thông thường những biểu hiện ban đầu dễ nhận biết nhất ở trẻ gồm có:

  • Sốt: sốt nhiều mức độ khác nhau
  • Tổn thương ở da: rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối,…
  • Một số trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc,…
  • Một số dấu hiệu nặng: sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc bỏ ăn, bỏ bú, ngủ giật mình. Ngay khi nhận thấy bé có các dấu hiệu này, Quý phụ huynh cần nhanh chóng chưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và thăm khám, điều trị kịp thời.

3. Cần làm gì để hạn chế mắc bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ?

Tay Chân Miệng cũng như Sốt Xuất Huyết là một căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Khi mắc bệnh, chỉ có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng kết hợp ăn uống và vệ sinh cá nhân để giảm bớt quá trình nhiễm khuẩn.

Để tích cực phòng chống và giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe, ba mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

  • Rửa tay thường xuyên và đúng cách theo các bước hướng dẫn rửa thay thường quy
  • Vệ sinh ăn uống bằng cách: ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch trước khi sử dụng
  • Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ mà trẻ tiếp xúc hàng ngày bằng dung dịch tẩy rửa như: đồ chơi, tay nắm cửa, sàn nhà, bàn ghế,…

Nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kịp thời chẩn đoán và điều trị khi nhận thấy bé có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

Với hệ thống phòng khám ngoại trú hoạt động tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến Chủ nhật, cấp cứu hoạt động 24/7, BVĐK Hồng Hưng luôn sẵn sàng phục vụ đa dạng các nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh của Quý bà con.

Đặc biệt, Bệnh viện hiện đang phối hợp chuyên môn cùng đội ngũ chuyên gia Nhi khoa đến từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 đến thăm khám vào:

  • Sáng thứ 7 và Chủ nhật từ: 7h45 đến 12h00

Ngoài khung giờ cố định trên, khi ba mẹ có nhu cầu thăm khám cùng bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có thể liên hệ nhân viên Y tế tại phòng khám hoặc qua hotline Bệnh viện để được bộ phận phụ trách hỗ trợ.

Đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 còn tham gia trong các cuộc phẫu thuật chuyên sâu nhi khoa như:

  • Phẫu thuật các bệnh lý ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi
  • Phẫu thuật chỉnh hình nhi: tật dính ngón, bàn tay bàn chân khoèo, phẫu thuật xương gãy,
  • Phẫu thuật tổng quát: thoát vị bẹn, tinh hoàn ẩn, phình đại tràng bẩm sinh (hirschsprung),…

Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như đăng ký lịch khám, Quý bà con vui lòng liên hệ:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian phục vụ: Từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00