Thành công nội soi lấy dị vật ở tai của một bé trai 6 tuổi

Trẻ em hiếu động nên rất dễ dẫn đến các trường hợp nhét dị vật vào tai hay mũi…Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, việc này rất dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Tiêu biểu như trường hợp của bé K., vừa qua đã được bác sĩ Tai-Mũi-Họng tại BVĐK Hồng Hưng nội soi lấy dị vật ở tai thành công.

Nội soi thành công dị vật trong tai bé trai 6 tuổi

Thông tin ca bệnh

Bé H. T. K. (6 tuổi), nhập viện trong tình trạng đau tai phải và chảy máu. Theo lời kể của gia đình, bé có tính hiếu động từ nhỏ và thường xuyên nhét các vật nhỏ vào tai và đây cũng không phải là lần đầu tiên bé gặp phải tình trạng này.

Các bác sĩ đã tiến hành thăm khám và thực hiện nội soi tai cho bé. Kết quả cho thấy có một dị vật nghi là giấy nhét cứng bên trong lỗ tai phải. Gia đình đã cố gắng tự lấy dị vật ra nhưng không thành công, khiến giấy bị nén lại và đi vào sâu hơn, gây khó khăn cho việc xử lý.
Do bé quấy khóc và có dấu hiệu hoảng sợ, các bác sĩ đã chỉ định gây mê để tiến hành nội soi lấy dị vật. Dị vật sau đó đã được lấy ra thành công, bé K. cũng dần hồi phục và may mắn không bị ảnh hưởng đến thính lực.

Tình trạng trẻ nhét dị vật vào tai

Việc trẻ nhét dị vật vào tai là một tình trạng khá phổ biến và đáng lo ngại. Trẻ nhỏ thường tò mò và thích khám phá môi trường xung quanh bằng cách sử dụng các giác quan của mình. Điều này dẫn đến việc trẻ thường xuyên nhét các vật nhỏ vào tai, mũi hoặc miệng.

Nguyên nhân

  • Tính hiếu động và tò mò: Trẻ nhỏ thường không nhận thức được nguy hiểm từ những hành động của mình. 
  • Bắt chước: Trẻ có thể bắt chước hành động của người khác hoặc thậm chí là của các bạn cùng trang lứa.
  • Thiếu giám sát: Trong một số trường hợp, sự thiếu giám sát của người lớn cũng góp phần làm tăng nguy cơ trẻ nhét dị vật vào tai.

Hậu quả

  • Tổn thương tai: Dị vật có thể gây tổn thương ống tai hoặc màng nhĩ, dẫn đến đau tai, chảy máu và nhiễm trùng.
  • Suy giảm thính lực: Nếu không được xử lý kịp thời, dị vật có thể gây suy giảm hoặc mất thính lực.
  • Nguy cơ viêm nhiễm: Dị vật bị mắc kẹt trong tai có thể gây viêm nhiễm tai ngoài và tai giữa, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.

Biện pháp phòng ngừa trẻ nhét dị vật

  • Giám sát chặt chẽ: Cha mẹ và người giám hộ cần giám sát trẻ kỹ lưỡng, đặc biệt là khi trẻ chơi với các vật nhỏ.
  • Giáo dục trẻ: Hướng dẫn trẻ về những nguy hiểm tiềm ẩn khi nhét các vật nhỏ vào tai và khuyến khích trẻ báo ngay cho người lớn nếu có dị vật trong tai.
  • Kiểm tra định kỳ: Đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra tai định kỳ, đảm bảo không có dị vật bị mắc kẹt.

Xem thêm:

Để bảo vệ bản thân & gia đình trước nguy cơ BẠCH HẦU, Tiêm chủng được xem như một phương pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hàng đầu.

———————————————————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian hoạt động: Khám ngoại trú từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00, ngoài giờ: 16h – 19h | Cấp cứu: 24/7