Giải đáp thắc mắc về vi-rút HPV – tác nhân hàng đầu gây nên bệnh lý Ung thư Cổ tử cung (CTC) ở phụ nữ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo: tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở các nước đang phát triển ngày càng cao và trẻ hóa, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phòng ngừa và phát hiện sớm.
Ung thư cổ tử cung đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của chị em phụ nữ. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh đáng báo động này. Hãy trang bị ngay những kiến thức cần thiết về ung thư cổ tử cung qua bài viết dưới đây, bạn nhé!

1. HPV lây lan như thế nào?

Bạn có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm vi-rút. HPV có thể bị lây lan ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị nhiễm HPV. Bạn cũng có thể xuất hiện những triệu chứng nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Do đó rất khó để biết bạn bị nhiễm bệnh lần đầu vào lúc nào.

2. HPV có gây ra những vấn đề về sức khỏe không?

HPV có thể sẽ tự khỏi và không gây ra bất cứ vấn đề nào về sức khỏe tùy thuộc vào loại vi-rút HPV mà bệnh nhân mắc phải. Khi HPV không khỏi thì nó có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như mụn rộp và ung thư. Mụn rộp thường trông giống như cục u nhỏ hay một nhóm cục u ở vùng sinh dục, những cục u này có thể nhỏ hay lớn, nhô lên hay dẹt, hoặc có hình dạng như bông cải. Để nhận được các đánh giá và chẩn đoán tình trạng mụn rộp (nếu có), bạn nên tiến hành thăm khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm vi-rút HPV.

 

3. HPV có gây ung thư không ?

Khả năng gây nên ung thư sẽ tùy vào chủng loại vi-rút HPV mà bạn bị nhiễm. Theo đó, những loại ung thư mà người nhiễm HPV có thể mắc phải như là:

  • Ung thư cổ tử cung;
  • Ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật hay hậu môn;
  • Ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan (gọi là ung thư miệng họng);
  • Và những loại ung thư khác.

Thông thường, phải một thời gian sau khi nhiễm vi-rút HPV (thuộc những chủng loại nhất định), chúng mới bắt đầu phát triển thành bệnh ung thư. Tuy nhiên, các loại HPV có thể gây mụn sinh dục lại không giống như loại HPV có thể gây ung thư, nhưng chúng ta lại không có cách nào để nhận biết trực quan người nhiễm HPV nào sẽ bị ung thư hoặc sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe khác. Người có hệ miễn dịch yếu (bao gồm cả những người bị HIV/AIDS) có thể ít có khả năng khỏi bệnh HPV hơn, họ có thể gặp phải cả những vấn đề về sức khỏe khác do ảnh hưởng của HPV.

4. Những đối tượng nào có nguy cơ nhiễm HPV cao ?

Tất cả phụ nữ trên 25 tuổi, đã từng quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV
*Những đối tượng có nguy cơ nhiễm HPV cao:

  • Quan hệ tình dục sớm
  • Sinh nhiều con
  • Suy giảm miễn dịch
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục (đặc biệt là nhiễm Chlamydia,…)

5. Đang mang thai nhiễm vi-rút HPV có ảnh hưởng đến thai kỳ không ?

Nếu có thai và bị nhiễm HPV thì bạn có thể bị mụn sinh dục hay những thay đổi tế bào bất thường trong tử cung. Có thể tìm thấy những thay đổi tế bào bất thường khi tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Bạn nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ ngay cả khi đang mang thai.

6. Làm sao biết mình có bị HPV hay không ?

Phần lớn những người bị HPV không biết họ bị bệnh này và chưa có những triệu chứng hay vấn đề sức khỏe nào từ đó. Một số người phát hiện họ nhiễm HPV khi bị mụn sinh dục. Nữ giới có thể biết được mình bị nhiễm HPV khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường (trong quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung). Trong khi đó, những người khác chỉ biết được sau khi gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn từ HPV, ví dụ như ung thư.

Hiện nay, bên cạnh các phương pháp tầm soát UTCTC, xét nghiệm HPV cũng được xem như một phương pháp hiệu quả dùng để sàng lọc nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, giúp xác định cụ thể loại vi-rút theo đó hỗ trợ hiệu quả trong chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chỉ nên làm xét nghiệm này để tầm soát cho nữ giới từ 21 tuổi trở lên, không nên xét nghiệm HPV để tầm soát cho nam giới, người vị thành niên hoặc nữ giới dưới 21 tuổi.  

Vì vậy việc thực hiện các xét nghiệm tầm soát nguyên nhân gây ung thư CTC là rất quan trọng. Đặc biệt, hiện nay đã có phương pháp xét nghiệm HPV-Genotype PCR, phương pháp cho phép nghiên cứu xác định chủng loại vi-rút HPV trong cơ thể.

7. Làm thế nào tránh được HPV và những vấn đề sức khỏe mà bệnh này gây ra ?

Bạn có thể thực hiện một số điều sau để giảm nguy cơ bị nhiễm HPV:

  • Tiêm vắc-xin: vắc-xin HPV được biết đến như biện pháp an toàn và hữu hiệu để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm vi-rút HPV (theo đó, sẽ hạn chế được những ảnh hưởng về sức khỏe cũng như những nguy cơ mắc các bệnh do HPV gây ra, bao gồm ung thư). Vắc xin ngăn ngừa HPV được khuyến cáo ở những nhóm tuổi nhất định cũng như ở các bệnh nhân có những bệnh lý sinh dục khác.
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung (UTCTC): phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi nên tầm soát UTCTC định kỳ để ngăn ngừa bệnh.
  • Thực hiện các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục tránh lây nhiễm.

8. Có thể chữa trị được HPV hay những vấn đề sức khỏe do HPV gây ra không ?

Chưa có liệu pháp điều trị nào cho loại vi-rút này. Tuy nhiên, vẫn có thể chữa trị được các vấn đề về sức khỏe mà HPV có thể gây ra:

  • Mụn sinh dục có thể được chữa trị. Nếu không chữa trị, mụn sinh dục có thể biến mất, hoặc vẫn còn, hoặc lớn thêm và nhiều hơn.
  • Có thể chữa trị các vấn đề tiền ung thư cổ tử cung. Nữ giới đi xét nghiệm Pap hoặc HPV-Genotype định kỳ và theo dõi khi cần thiết có thể xác định được các vấn đề trước khi phát triển thành ung thư.
  • Những bệnh ung thư liên quan đến HPV khác cũng có thể dễ được điều trị hơn khi được chẩn đoán và điều trị sớm.

9. Giải pháp hữu hiệu phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì ?

Ngày nay, việc phát hiện sớm những nguy cơ gây nên ung thư CTC đã đơn giản hơn với rất nhiều phương pháp xét nghiệm. Các phương pháp hiện có tại khoa Xét nghiệm, BVĐK Hồng Hưng:

  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung;
  • Xét nghiệm HPV-Genotype: xác định cụ thể loại vi-rút, giúp hỗ trợ chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

BVĐK Hồng Hưng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa phụ sản tận tâm và đầy đủ các xét nghiệm ThinPrep Pap, Pap smear và HPV – Genotype sẽ giúp chị em phụ nữ thăm khám, phát hiện sớm, ngăn ngừa & điều trị kịp thời ung thư CTC.

Xem thêm: Những điều cần biết về ung thư cổ tử cung

Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe, cũng như đăng ký thăm khám, Quý bà con hãy liên hệ đặt lịch ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939.
=========================
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG
Thời gian phục vụ: Từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 đến 12h00, buổi chiều 13h00 đến 16h00

  • Địa chỉ: 187 Phạm Văn Đồng, TX. Hòa Thành, Tây Ninh
  • Liên hệ ngay hotline 0276 3836 991 – 0941 696 939
  • Email: info@honghunghospital.com.vn
  • Website: honghunghospital.com.vn
  • Fanpage: Hong Hung Hospital