Sẹo phẫu thuật

Th.Bs. Huỳnh Minh Phương

Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình – Lồng ngực – Mạch máu, Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng, Tây Ninh

Sẹo phẫu thuật là gì?

Cấu trúc của da được chia ra thành 3 lớp bao gồm: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Sẹo hình thành khi làn da bị tổn thương. Với các tổn thương ở lớp biểu bì thường sẽ để lại sẹo thâm. Sau phẫu thuật chắc chắn sẽ để lại sẹo phẫu thuật. Tùy vị trí, phương pháp phẫu thuật, tình trạng bệnh lý cần phẫu thuật và cơ địa của bệnh nhân sẽ để lại sẹo với hình dạng, mức độ khác nhau. Ví dụ, mổ nội soi tuyến giáp sẽ để lại vết sẹo nhỏ kín đáo vùng nách hoặc ngực nhưng mổ hở sẽ để lại vết sẹo ngang vùng cổ; bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng nặng có thể để lại vết mổ dài, xấu tại vị trí mổ; bệnh nhân có cơ địa sẹo lồi sẽ có nguy cơ có sẹo xấu…

Quá trình liền sẹo cần thời gian bao lâu?

Quá trình liền kề thường cần từ 7-10 ngày cho các vết mổ diễn tiến tốt. Chúng ta sẽ cắt chỉ sau 7-10 ngày và sau thời gian này bệnh nhân có thể tắm rửa bình thường như trước khi mổ. Các vùng da dày như lưng, da đầu có thể cần 14 ngày cho việc lành vết mổ.
Các trường hợp diễn tiến không thuận lợi của vết mổ có thể hội tụ dịch vết mổ, do dị ứng chỉ may dưới da, do kỹ thuật mổ và may vết mổ. Nặng hơn là nhiễm trùng vết mổ (có thể xảy ra từ lúc mổ đến 30 ngày sau mổ).

  • Trong các trường hợp không thuận lợi, bác sĩ của bạn sẽ theo dõi, tư vấn, chăm sóc cho từng trường hợp cụ thể.
  • Trong trường hợp vết mổ lành sau 1-2 tuần mà có dấu hiệu sẹo lồi phát triển quá mức cần khám ngay để kịp thời can thiệp thẩm mỹ phẩm sớm ngăn ngừa sẹo phát triển quá mức, đặc biệt người có cơ địa sẹo lồi hay có các yếu tố gia đình về sẹo lồi.

Lưu ý về chăm sóc, dinh dưỡng để có sẹo phẫu thuật đẹp

  • Chảy dịch vùng phẫu thuật;
  • Vùng phẫu thuật thường sưng phồng lên và đỏ đau;
  • Vết thương sưng tấy phù nề, nóng;
  • Cảm giác đau khi chạm vào vùng phẫu thuật.

Thói quen sinh hoạt để tránh nhiễm trùng vùng phẫu thuật

Việc chăm sóc vết mổ tại nhà cũng rất quan trọng, điều này cần được thực hiện và theo dõi bởi nhân viên y tế địa phương vì họ đã được đào tạo về kỹ thuật và có kiến ​​thức về  theo dõi vết mổ.

  • Rửa vùng phẫu thuật mỗi ngày tại y tế địa phương;
  • Không để vết mổ bị ướt vì dễ gây nhiễm trùng vùng phẫu thuật;
  • Vùng phẫu thuật nên được băng kín và vô trùng;
  • Cần tránh tình trạng tự người nhà chăm sóc vì sẽ không đúng cách và cũng có thể là nguyên nhân nhiễm trùng vùng phẫu thuật;
  • Rửa tay sạch là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng;
  • Nhắc nhở gia đình và bạn bè rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thăm bạn.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân có vết sẹo sau phẫu thuật

Khi có sẹo mổ, thường để lành vết thương chúng ta phải ăn uống đủ chất, không quá kiêng cữ. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế chế độ ăn của các thức ăn dễ gây ra sự nổi lên như:

  • Thịt bò, tôm, cua,
  • Các loại rau cần kiêng cữ như: rau muống, rau lang,rau dền…
  • Các loại thức ăn gây dị ứng nên kiêng ăn để tránh vết thương sưng phù và dễ tụ dịch.

Đối với phụ nữ, có thể ăn uống các chất có nhiều vitamin E như: đậu nành, bông cải xanh, bí đỏ, hạt hướng dương… sẽ giúp vết thương mau lành hơn.

Khoảng 3 – 5 ngày sau mổ, bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa chia thành 4 – 6 bữa/ ngày, chú ý bổ sung vitamin,khoáng chất và hạn chế chất xơ.

Giai đoạn phục hồi, bệnh nhân nên ăn đủ năng lượng, nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, đậu cùng các loại trái cây như cam, bưởi, chanh, dâu tây, kiwi.. để ngừa táo bón, nhanh lành vết thương và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

Kết luận: Nên chủ động thăm khám và điều trị những vết sẹo vì nó đem đến sự phiền toái cho bạn.

Sau phẫu thuật một thời gian, dù vết thương trên da đã lành và mọi thứ có vẻ rất tốt về mặt phẫu thuật, nhưng có một biến chứng khác mà chúng ta không thể dễ dàng nhìn thấy, thường xuất hiện một thời gian sau phẫu thuật và có thể kéo dài hàng tháng đó là cái sẹo đau. Thông thường, sẹo sẽ mềm và mờ dần đi, nhưng nếu cái sẹo vẫn làm phiền bạn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn điều trị sớm.

Bài viết thuộc Bản tin Y tế Hồng Hưng | Số 4 – năm 2022,
Chủ đề: Các bệnh lý về da & chăm sóc sắc đẹp

Tài liệu tham khảo:

  1. Hogan VM “Cutaneous Scar Cosmetic Surgery”. The surgical clinics of North America. W. B. S aunder Company April 1971. pp 491-500
  2. Shilpa Garg, Naveen Dahiya,1 và Somesh Gupta2 “Surgical Scar Revision: An Overview