Tật thông liên thất – Dị tật tim bẩm sinh thường gặp ở trẻ

Bệnh tim bẩm sinh (BTBS) ở trẻ khá phổ biến với rất nhiều dị tật tim nhưng điển hình nhất là các bệnh tim bẩm sinh thường gặp như: thông liên thất (TLT), thông liên nhĩ (TLN), tứ chứng Fallot (F4), còn ống động mạch (COĐM),… trong đó đứng đầu và chiếm 25-30% tổng số các trường hợp BTBS là tật thông liên thất.

1. Tật thông liên thất (TLT) là gì?

Trong cơ thể, hai tâm thất là hai ngăn ở phần dưới của tim, được phân cách nhau bởi vách ngăn. Trong đó; thất phía bên trái của tim sẽ bơm máu với áp lực mạnh và chứa nhiều oxy (so với bên phải) ra động mạch chủ để nuôi toàn cơ thể; thất bên phải áp lực chứa oxy thấp hơn sẽ bơm máu đến phổi và nhận oxy từ phổi.

Tật TLT là sự tồn tại có thể một hay nhiều lỗ nằm trên vách ngăn giữa hai tâm thất này. Nếu lỗ thông lớn có thể gây suy tim, tổn thương phổi không hồi phục và dẫn đến tử vong.

2. Các triệu chứng thường gặp của TLT ra sao?

Các triệu chứng tật TLT thường xuất hiện khi trẻ chào đời vài ngày hoặc vài tuần nếu lỗ thông lớn và kèm theo các tật tim bẩm sinh khác. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh mắc phải tật TLT với lỗ thông nhỏ, thông thường sẽ không có các triệu chứng rõ ràng. Với trẻ có lỗ thông lớn trong thời gian dài, có thể gây tăng áp lực phổi làm cho trẻ dễ bị viêm phổi, lâu ngày hơn có thể gây tím môi và móng tay, ngón tay – chân hình dùi trống do hiện tượng đảo chiều luồng máu (máu đen từ tâm thất phải đi qua lỗ thông trộn với máu đỏ bên tâm thất trái).

TLT lớn ở trẻ cụ thể với các triệu chứng như:

  • Da, môi và móng tay luôn trong tình trạng xanh tím do thiếu oxy
  • Ăn uống kém, không tăng cân
  • Bé thở nhanh, thở gấp hoặc khó thở
  • Bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, yếu
  • Thường xuyên khó thở khi ăn hoặc khi khóc
  • Chân, bàn chân hoặc bụng bị sưng phù
  • Tim đập nhanh hoặc nhịp tim không đều

3. Biến chứng tật TLT thường gặp ở trẻ

Với tật TLT lỗ nhỏ, thông thường ít khi có biến chứng, bé vẫn sinh hoạt và phát triển tương đối ổn định; tuy nhiên trẻ dễ bị viêm phổi và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Ở tật TLT lỗ lớn sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy dinh dưỡng: suy dinh dưỡng đi kèm với suy tim, nhiễm trùng tái phát, ăn uống kém
  • Viêm phổi: nhiễm trùng phổi tái phát nhiều lần với biểu hiện lâm sàng như sốt, ho, khó thở, thở nhanh, co kéo cơ liên sườn, rút lõm ngực.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
  • Suy tim ứ huyết: do sự gia tăng lưu lượng máu qua tim phải, lên phổi mà tim phải làm việc nhiều hơn bình thường, lượng máu về tim trái cũng tăng cao nhiều. Sau thời gian dài, tim có tình trạng dãn, ứ máu và không thể bơm máu hiệu quả, dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu máu cho các bộ phận trong cơ thể. Các triệu chứng của suy tim do TLT ở trẻ như: khó thở hoặc đổ mồ hôi khi bú hoặc gắng sức, thở nhanh, thở co kéo, thở rên ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Tăng áp động mạch phổi nặng với hội chứng Eisenmenger (gây tím môi và móng tay, ngón tay – chân hình dùi trống)
  • Các biến chứng khác như loạn nhịp tim, tắc mạch máu não hoặc áp xe não

Với những biến chứng nguy hiểm đã kể bên trên, chắc hẳn bạn đang rất muốn biết nguyên nhân gây nên tật TLT ở trẻ. Theo nghiên cứu, các nguyên nhân dẫn đến tật TLT vẫn chưa được minh chứng rõ ràng, có thể do bất thường trong quá trình phát triển tim của bé trong bào thai, hoặc trong quá trình mẹ mang thai bị nhiễm vi-rút Rubella, bệnh tiểu đường, dùng các chất kích thích như (ma túy, rượu, bia,…).

4. Chẩn đoán trẻ mắc phải Tật thông liên thất

Để chẩn đoán các BTBS, đặc biệt được nhắc đến là tật TLT, thông thường các phương pháp chủ yếu là các chẩn đoán hình ảnh như X-quang tim phổi (ngực) thẳng, đo ECG đặc biệt là siêu âm tim và Doppler tim, thông tim,…

Tại BVĐK Hồng Hưng, cùng với hệ thống phòng khám Nhi – Tiêm chủng – Dinh dưỡng khép kín, Bệnh viện cũng thường xuyên liên kết với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM thực hiện các hoạt động siêu âm tim cho thai nhi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nhằm kịp thời phát hiện các dị tật tim bẩm sinh ở trẻ, từ đó giúp các bé được chẩn đoán và can thiệp, điều trị sớm các vấn đề bệnh lý, hướng đến sự phát triển và có cuộc sống gần như những trẻ bình thường.

Hoạt động SIÊU ÂM TIM tại BVĐK Hồng Hưng:

  • Thực hiện bởi: Bác sĩ bệnh viện Nhi đồng TP.HCM
  • Thời gian thực hiện: Các buổi sáng Thứ bảy hàng tuần
  • Dành cho các đối tượng:

          ✔️ Các thai phụ có nhu cầu sàng lọc trước sinh cho thai nhi (Cần có sự tư vấn và chỉ định từ các Bác sĩ Sản khoa trước khi thực hiện)

          ✔️Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những nghi ngờ về bệnh tim (Cần có sự tư vấn và chỉ định từ các Bác sĩ Nhi khoa trước khi thực hiện)

  • Để được tư vấn các thông tin về dịch vụ, chi phí thực hiện cũng như đăng ký thăm khám

          ✔️Đối với thai nhi: các mẹ bầu vui lòng liên hệ nhân viên khoa Sản – Phụ khoa

          ✔️Đối với trẻ sơ sinh/ trẻ nhỏ: các phụ huynh vui lòng liên hệ nhân viên khoa Nhi – Đơn nguyên sơ sinh

* Lưu ý: Số lượng tiếp nhận mỗi tuần có giới hạn, Quý bà con có nhu cầu, vui lòng đăng ký sớm với nhân viên phụ trách qua số Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939.

Xem thêm:

Hiểu rõ hơn về “Tật thông liên nhĩ” ở những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết sớm không nên lơ là

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Thời gian phục vụ: Từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00

  • Địa chỉ: 187 Phạm Văn Đồng, TX. Hòa Thành, Tây Ninh
  • Hotline: 0276 3836 991 – 0941 696 939
  • Email: info@honghunghospital.com.vn
  • Website: www.honghunghospital.com.vn
  • Fanpage: Hong Hung Hospital