Hưởng ứng Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm

Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm, năm nay, tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) được diễn ra từ 15.04.2022 đến 15.05.2022, có chủ đề là “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”.

Theo đó, các mục tiêu đoàn thể bao gồm:

  • Tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP; tăng cường truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn.
  • Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP.
  • Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP nông lâm thủy sản; kiểm tra, giám sát về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.
  • Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP củng cố niềm tin của người dân, giúp phát triển thị trường trong nước, xuất khẩu.
  • Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Với cá nhân, việc đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc và các bệnh lây nhiễm qua thực phẩm, cần chú ý trong chế biến thực phẩm hàng ngày:

  • Chọn thực phẩm an toàn
  • Nấu kỹ thức ăn
  • Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín
  • Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín
  • Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn
  • Không để lẫn thực phẩm sống và chín
  • Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ

10 NGUYÊN TẮC VÀNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

  1. Chọn thực phẩm tươi, an toàn
  2. Không để chung thức ăn chín và sống, có dao thớt riêng cho mỗi loại
  3. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn
  4. Nấu chín kỹ trước khi ăn
  5. Ăn ngay sau khi nấu
  6. Giữ sạch các bề mặt chế biến
  7. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã chế biến nếu muốn để lâu
  8. Che đậy thức ăn để tránh bụi, ruồi nhặng
  9. Thức ăn chín để lâu cần đun kỹ lại trước khi ăn
  10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn

Thời gian tối đa để bảo quản thực phẩm

Ngăn đông

  • Rượu vang (đã mở nắp): 4-6 tháng
  • Sữa tươi: 3 tháng
  • Trứng: 12 tháng
  • Yogurt: 1-2 tháng
  • Thịt gia súc tươi: 6-12 tháng
  • Thịt gia cầm tươi: 9 tháng
  • Cá hồi tươi: 2-3 tháng
  • Thịt nguội (chưa xé bao bì): 1-2 tháng
  • Thịt xông khói (chưa xé bao bì): 12 tháng
  • Chocolate (chưa xé bao bì): 18 tháng

 Ngăn mát

  • Rượu vang (đã mở nắp): 3-5 ngày
  • Tương cà chua (đã mở nắp): 6 tháng
  • Sữa tươi: 1 tuần sau hạn bán ghi trên bao bì
  • Trứng: 3-5 tuần
  • Yogurt: 7-10 ngày sau hạn ghi trên bao bì
  • Bơ đậu phộng (đã mở nắp): 3-4 tháng
  • Thịt gia súc tươi: 3-5 ngày
  • Thịt gia cầm tươi: 1-2 ngày
  • Cá hồi tươi: 1-2 ngày
  • Thịt nguội (đã xé bao bì): 3-5 ngày
  • Thịt xông khói (đã xé bao bì): 7 ngày
  • Chocolate (chưa xé bao bì): 1 năm
  • Xà lách: 1 tuần

Bảo quản nhiệt độ phòng

  • Rượu vang (chưa mở nắp): 3 năm
  • Tương cà chua (chưa mở nắp): 1 năm
  • Bơ đậu phộng (đã mở nắp): 3 tháng
  • Các loại hạt: 10-12 tháng
  • Mật ong: mãi mãi
  • Mỳ Ý: 3 năm
  • Chocolate (chưa xé bao bì): 6-9 tháng

———————————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG
Thời gian phục vụ: Từ Thứ hai đến Thứ Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00