PHẪU THUẬT TẠO CẦU TAY CHẠY THẬN: Bước quan trọng cần chuẩn bị đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo

SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI là tình trạng thận gần như không hoạt động được nữa, không thể thải trừ chất độc và cần phải điều trị thay thế thận (lọc thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng).
 
Bằng các phương pháp phẫu thuật như: 
  • Cầu tay chạy thận (AVF – tạo thông động tĩnh mạch chạy thận): đây là loại đường vào lọc máu phổ biến nhất, ít biến chứng, thời gian sử dụng dài hơn so với các loại đường vào khác
  • Cầu tay AVF bằng mạch nhân tạo (AVG) 
  • Đặt cổ hầm (đặt Catheter)

Khi nào bệnh nhân cần phẫu thuật cầu tay để chạy thận? 

  • Khi tình trạng suy thận đang trên đà diễn tiến đến giai đoạn cuối, cần phải tạo một đường máu để chuẩn bị cho việc lấy máu ra khỏi cơ thể, lọc máu và sau đó trả máu trở về.
  • Thông thường, đường máu này cần 6-8 tuần để mạch máu đủ trưởng thành và có thể đưa vào sử dụng, do đó, nên có kế hoạch để phẫu thuật tạo cầu tay AVF trước khi suy thận diễn tiến nặng hơn.

Thời gian mổ, cách thức mổ như thế nào? 

  • Thời gian mổ kéo dài khoảng 1-2 tiếng, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày. 
  • Hầu hết, mỗi người chỉ có 4 vị trí khả dĩ tạo được cầu tay, mỗi vị trí có thời hạn sử dụng từ 2-5 năm. Vì thế, mỗi vị trí mổ cầu tay AVF được xem như một QUẢ THẬN của bệnh nhân, giúp kéo dài khả năng sống còn nên cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ.
Để phẫu thuật đạt hiệu quả tối ưu, cần đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật thành công cho bệnh nhân suy thận mạn trước đó;
Tại BVĐK Hồng Hưng, Khoa Ngoại lồng ngực – mạch máu đã-đang tiếp nhận, phẫu thuật tạo cầu tay cho nhiều bệnh nhân suy thận mạn với chi phí hợp lý, có thể về ngay trong ngày.

Xem thêm: 

Phẫu thuật tạo cầu nối động – tĩnh mạch (AVF) trên bệnh nhân suy thận phải điều trị lọc máu

Để được tư vấn cụ thể thông tin về chương trình, cũng như đăng ký thăm khám tại BVĐK Hồng Hưng, hãy liên hệ đặt lịch ngay với chúng tôi:
—————————————————
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG